Nhiều nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu như HP, Dell, Microsoft, Amazon,… đều tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đe dọa đến vị thế “công xưởng thế giới” của nước này.

HP, Dell, Microsoft gia nhập làn sóng tháo chạy khỏi Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 04/07/2019, 08:13

Nhiều nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu như HP, Dell, Microsoft, Amazon,… đều tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đe dọa đến vị thế “công xưởng thế giới” của nước này.

          

Nikkei Asian Review dẫn nguồn tin tiết lộ HP cùng Dell - hai hãng máy tính cá nhân số 1 và số 3 thế giới, cùng nhau chiếm khoảng 40% thị phần toàn cầu - dự kiến di dời 30% hoạt động sản xuất máy tính xách tay cỡ nhỏ.

Hai công ty vốn tập trung sản xuất tại thành phố Trùng Khánh và Côn Sơn. Nhưng HP muốn xây dựng chuỗi cung ứng mới ở Thái Lan hoặc Đài Loan, còn Dell đã thử nghiệm sản xuất ở Đài Loan, Việt Nam, Philippines.

Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo tìm cách chuyển một số dây chuyền sản xuất thiết bị chơi trò chơi tương tác (game console) với loa thông minh. Các công ty Lenovo, Acer, Asustek cũng cân nhắc chuyện rời đi. Ba điểm đến tiềm năng mà họ nhắm đến là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, những kế hoạch nêu trên không hề thay đổi mặc dù Tổng thống Donald Trump cùng Chủ tịch Tập Cận Bình tuần trước vừa đồng ý “đình chiến” và khôi phục đàm phán.

Các nguồn tin của Nikkei Asian Review cho biết do tình hình vẫn khá bấp bênh, ngoài ra chi phí tại Trung Quốc tăng cao cũng góp phần khiến hàng loạt đơn vị sản xuất cân nhắc phương án thay thế.

Trước đó đã có nhiều doanh nghiệp công nghệ tính toán khả năng tháo chạy. Nikkei Asian Review vào tháng 6 đưa tin Apple đang xem xét ảnh hưởng về chi phí khi chuyển 30% hoạt động sản xuất điện thoại khỏi Trung Quốc. Đơn vị muốn rời đi còn có nhà sản xuất máy chủ, sản phẩm mạng, linh kiện điện tử - họ làm vậy theo yêu cầu từ khách hàng Mỹ.

Cùng với thuế quan Mỹ, chi phí lao động tăng cao cũng góp phần thúc đẩy làn sóng tháo chạy - Ảnh: Business LIVE

Động thái di dời sản xuất sẽ là đả kích lớn đối với xuất khẩu hàng điện tử - lĩnh vực đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vài thập niên qua. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu máy tính cá nhân và điện thoại thông minh số 1 thế giới.

Theo nền tảng cung cấp thông tin thị trường Tiền Thiêm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc tăng từ 10 tỉ USD (năm 1991) lên đến 1,35 nghìn tỉ USD năm 2017. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp công nghiệp bị thương chiến ảnh hưởng nặng nề. Sau 250 tỉ USD hàng Trung Quốc, ông Trump từng đe dọa đánh thuế cả 300 tỉ USD số còn lại.

Các nhà sản xuất máy chủ dữ liệu như Quanta, Foxconn cùng Inventec đều đã chuyển một phần hoạt động sản xuất đến Đài Loan, Mexico và Cộng hòa Czech, nhằm tránh thuế quan bổ sung cũng như để trấn an khách hàng.

Theo giám đốc điều hành một công ty sản xuất máy chủ Đài Loan, đơn vị này chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc ngay sau khi thuế quan Mỹ có hiệu lực ngày 24.9 năm ngoái.

Chuyên gia Darson Chiu thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan nhận định: “Mỹ có thể nhận lấy một số tác động tiêu cực do sản phẩm điện tử đắt đỏ hơn. Nhưng Trung Quốc mới là bên thiệt hại nặng hơn, kinh tế tăng trưởng chậm hơn và nhiều công nhân nhà máy phải tìm việc làm khác”.

Thậm chí khi chiến tranh thương mại được giải quyết, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Theo chuyên gia Chiu: “Mọi chuyện không chỉ liên quan đến thuế, họ còn cần giảm rủi ro về dài hạn (chi phí lao động ngày một tăng). Ấn Độ cùng nhiều nước châu Á sẽ nổi lên thành cơ sở sản xuất hàng điện tử mới”.

Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)

   
Bài liên quan
Tesla vượt rào cản pháp lý cho phần mềm tự lái xe ở Trung Quốc sau chuyến đi của Elon Musk
Tesla đã vượt qua một số rào cản pháp lý quan trọng vốn từ lâu cản trở việc triển khai phần mềm hỗ trợ tự lái xe tại Trung Quốc, sau chuyến đi bất ngờ của Elon Musk tới thị trường lớn thứ hai của hãng ô tô điện Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
12 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
HP, Dell, Microsoft gia nhập làn sóng tháo chạy khỏi Trung Quốc