Bộ trưởng Thương mại Nhật Hiroshige Seko ngày 2.7 thông báo chuẩn bị cử quan chức đến Mỹ thảo luận vấn đề ngôi sao truyền hình thực tế, doanh nhân Kim Kardashian dùng chữ "kimono" làm tên sản phẩm nội y của mình.

Nhật Bản quyết không bỏ qua việc lấy ‘kimono’ làm nhãn hiệu nội y

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 03/07/2019, 11:35

Bộ trưởng Thương mại Nhật Hiroshige Seko ngày 2.7 thông báo chuẩn bị cử quan chức đến Mỹ thảo luận vấn đề ngôi sao truyền hình thực tế, doanh nhân Kim Kardashian dùng chữ "kimono" làm tên sản phẩm nội y của mình.

Dù biết rằng ngôi sao nữđãtuyên bố sẽđổi lại tên cho sản phẩm, nhưng Bộ trưởng Seko vẫn muốn kiểm tra cẩn thận vụ việc.

“Đây đã là chuyện lớn trên truyền thông xã hội. Kimono vốn được xem là một phần đặc trưng củanền văn hóa chúng tôi. Cả ở Mỹ cũng biết kimono thuộc về người Nhật”, theo Bộ trưởng Seko.

Đoàn quan chức Văn phòng Bản quyền của Nhật Bản dự kiến sang Mỹ vào ngày 9.7 để trao đổi một cách thấu đáo. Bộ trưởng Seko đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình.

Kim Kardashian nhận phải phản ứng gay gắt từ dư luận ngay sau khi tung ra bộ sản phẩm “Kimono” vào tháng trước. Nhiều tài khoản mạng xã hội Nhật chỉ trích cô không tôn trọng trang phục truyền thống nước này, thị trưởng Kyoto Daisaku Kadokawa còn viết thư yêu cầu lập tức đổi tên nhãn hiệu.

Hôm 1.7, nữ ngôi sao truyền hình cho biết: “Trải qua suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng, tôi quyết định ra mắt thương hiệu dưới tên mới”.

Kim Kardashian nhận phải phản ứng gay gắt từ dư luận ngay sau khi tung ra bộ sản phẩm “Kimono” vào tháng 6 - Ảnh: Reuters

Dư luận Nhật hoan nghênh động thái nêu trên. Theo tài khoảnTwitter Yuka Ohishi: “Chẳng có lời xin lỗi nào, nhưng tôi thấy ấn tượng với quyết định đổi tên. Hy vọng tên mới là một cái tên tốt”.

Vài người khác cảm ơn dư luận quốc tế vì cùng lên tiếng phản đối. Tuy nhiên vẫn có ý kiến nghi ngờ bê bối kimono là chiêu trò quảng bá sản phẩm có chủ đích.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Chatbot SARAH của WHO đưa ra những câu trả lời kỳ lạ, thiếu dữ liệu cập nhật
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang bước vào thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản thông qua hình đại diện giống con người. Dù phản ứng đồng cảm với biểu hiện khuôn mặt của người dùng, chatbot SARAH của WHO không phải lúc nào cũng biết mình đang nói gì.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản quyết không bỏ qua việc lấy ‘kimono’ làm nhãn hiệu nội y