Trong nhiều thập kỷ, Mỹ luôn dẫn đầu trong việc giúp đỡ các nước khác phát triển thông qua các chương trình của USAID như chương trình hỗ trợ nông dân Farmer-to-Farmer, các chương trình giáo dục như Fulbright, hoặc các hoạt động tình nguyện như Peace Corps.

Kenya – Việt Nam có thể là hình mẫu cho Mỹ về digital banking

Anh Đủ | 27/10/2018, 15:36

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ luôn dẫn đầu trong việc giúp đỡ các nước khác phát triển thông qua các chương trình của USAID như chương trình hỗ trợ nông dân Farmer-to-Farmer, các chương trình giáo dục như Fulbright, hoặc các hoạt động tình nguyện như Peace Corps.

Nhưng thời thế đã đổi thay – ít nhất là khi nói đến những tiến bộ trong tài chính toàn diện. Các quốc gia như Kenya và Việt Nam đã qua mặt Mỹ. Trong khi hàng chục triệu người Mỹ không có tài khoản ngân hàng hay không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính phổ thông, thì các nước như Kenya và Việt Nam đang nhanh chóng phát triển các hệ thống tài chính hiện đại, mang lại các tiện ích chưa từng có cho hàng triệu người.

Tất nhiên, môi trường tại các thị trường mới nổi khác đáng kể so với các thị trường lâu đời như Hoa Kỳ, và các giải pháp không thể chỉ đơn giản là sao chép từ thị trường này sang thị trường khác. Nhưng với tốc độ phát triển ở mỗi quốc gia này, cũng nên xem xét cách họ đã làm thế nào và những điểm nào mà Mỹ cần điều chỉnh.Câu khẩu hiệu “là người nghèo thì rất tốn kém” tiếp tục là sự thật ở Mỹ. Trong khi khách hàng giàu có được các tổ chức tài chính dành cho các ưu đãi hấp dẫn từ miễn phí giao dịch đến miễn phí chơi gôn, những người nghèo thì phải trả cho mọi dịch vụ cơ bản, bao gồm nhân viên, báo cáo và phí bảo trì tài khoản hàng tháng.

Nếu nói về việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, thì nhiều người còn không có cơ hội đến được một chi nhánh ngân hàng, do hầu hết các chi nhánh ngân hàng đều nằm ở các khu vực đô thị. Kết quả là khoảng 6,5% hộ gia đình người Mỹ không có tài khoản ngân hàng, trong khi 18,7% không tiếp cận được các dịch vụ tài chính phổ thông – họ có tài khoản, nhưng cũng sử dụng các khoản vay bằng séc hoặc tiền mặt. Nói chung, hơn 60 triệu người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng hay không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính phổ thông ở đất nước này.Trong khi đó, ở Kenya, theo Ngân hàng Thế giới, hiện 82% dân số có tài khoản ngân hàng, đạt mức cao nhất ở vùng cận Sahara châu Phi, và gần gấp đôi so với năm 2011.

Trong khi Mỹ vẫn đứng yên thì Kenya đã có thể tăng tốc độ phát triển nhờ vào hệ thống ví di động M-Pesa. Sáng kiến ứng dụng công nghệ thấp này được cung cấp cho tất cả các loại điện thoại di động, chứ không chỉ giới hạn ở điện thoại thông minh đã có mặt ở Kenya từ rất lâu trước khi Venmo trở thành cơn sốt mới nhất trong giới trẻ.

Được ra mắt vào năm 2007 bởi nhà điều hành điện thoại di động Safaricom, M-Pesa cho phép người dùng thanh toán mọi thứ từ các hóa đơn tiện ích cho đến mua đồ ăn trên đường phố. Hệ thống này rất đơn giản: Mọi người giữ tiền trong ví điện tử trên điện thoại của họ và sử dụng chiếc ví đó để thanh toán cho các dịch vụ bằng cách thông qua các tin nhắn văn bản tới những người dùng khác với chi phí thấp hoặc không mất phí.Hoàn toàn bị thuyết phục bởi những lợi ích của ứng dụng này, hầu hết người dân Kenya đã sử dụng M-Pesa. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018, 73% người Kenya sử dụng tài khoản di động.

Quá trình phát triển tương tự cũng đã xảy ra ở Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và những năm tháng phát triển kinh tế không thành công đã biến đất nước này thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, trong hơn mười năm qua, nhờ vào cuộc cách mạng số, Việt Nam đã trở thành một “Trung Quốc thu nhỏ” trong lĩnh vực kinh tế. Giá thành của điện thoại thông minh và phí đăng ký tương đối rẻ đã tạo cơ hội cho hàng triệu người Việt Nam có thể tiếp cận các dịch vụ trực tuyến.

Kết quả của sự phát triển này đã xuất hiện rất nhanh. Tính đến năm 2014, Ngân hàng Thế giới ghi nhận, chỉ có một trên ba người có tài khoản ngân hàng chính thức tại Việt Nam. Con số này ít hơn một nửa mức trung bình toàn cầu. Nhưng khi ví điện tử nổi lên như một giải pháp thay thế, rất nhiều người đã có cơ hội tiếp cận với hệ thống tài chính.

MoMo, một dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, đã có 5 triệu người dùng. Và chỉ trong tháng trước, Grab, Uber của Đông Nam Á, đã đưa ra giải pháp thanh toán di động GrabPay, dự kiến ​​sẽ mang lại hàng triệu đô la trong hệ thống tài chính.

Những sáng kiến ​​như vậy cũng có ở Mỹ. Nhiều người bây giờ sử dụng PayPal, Venmo, Zelle hoặc một số ứng dụng ngân hàng di động khác. Một báo cáo gần đây của Bộ Tài chính Mỹ về công nghệ tài chính đã nhấn mạnh rằng trong bảy năm qua, hơn 3.330 công ty “fintech” mới đã được thành lập. Họ cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, từ việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ vốn không vay được ngân hàng, đến thanh toán và đầu tư di động.

Tuy nhiên, việc đổi mới tài chính và mở rộng quy mô ở Mỹ vẫn là một thách thức. Trong khi các thị trường mới nổi như Việt Nam vẫn tụt hậu so với tổng thể tài chính toàn diện, thì các quốc gia này vẫn luôn ở vị thế sẵn sàng tiến bước vì họ không phải chịu áp lực liên quan đến hạ tầng kỹ thuật như cơ sở hạ tầng đã lỗi thời được thiết lập ở các nước phát triển.

Chẳng hạn, chẳng có người tiêu dùng nào ở Kenya muốn được viết séc. Trong khi đó, tại Mỹ, séc tuy không thuận tiện nhưng vẫn được chấp nhận trong đời sống tài chính.

Vậy Mỹ cần làm gì?

Đầu tiên, mở rộng phạm vi phủ sóng di động ở vùng nông thôn Mỹ. Ủy ban Truyền thông Liên bang ước tính rằng 30% số người sống ở nông thôn Mỹ gặp hạn chế trong việc truy cập băng thông rộng. Nhiều người trong số khoảng 15 triệu người Mỹ sẽ vẫn phải “làm người xa lạ” với các dịch vụ Internet và các dịch vụ tài chính cơ bản nếu chính phủ và các nhà khai thác di động không có những hành động cụ thể.

Trong những năm 1930 và 1940, chính phủ liên bang đã thiết lập một hệ thống tài trợ và cho vay để đảm bảo quyền truy cập toàn cầu vào dịch vụ điện và điện thoại. Các doanh nghiệp và khách hàng thành thị phải nộp một khoản phí nhỏ để mở rộng kết nối cho vùng nông thôn. Ngày nay, chính phủ có thể lặp lại cách tiếp cận tương tự như vậy để mở rộng truy cập băng rộng.

Thứ hai, cải thiện nhận thức về tài chính. Trong những năm qua, chính phủ đã cho triển khai các chương trình dạy về kỹ năng tài chính cho học sinh tại các trường trung học cơ sở. Những nỗ lực này chủ yếu tập trung vào các cộng đồng có thu nhập thấp tại các vùng quê.

Nhưng sự thiếu hiểu biết về tài chính nói chung ở Mỹ còn lớn hơn so với học sinh trung học. Rất nhiều người gặp khó khăn khi phải đưa ra quyết định về tài chính hợp lý. Mức lãi suất thấp trong thập kỷ qua về cơ bản định hình lại cách người lao động tiếp cận với tiết kiệm hưu trí. Vay mượn quá nhiều cũng tiếp tục tạo ra những thách thức đáng kể cho nhiều hộ gia đình người Mỹ.

Thứ ba, cần đổi mới các quy tắc và quy định về tài chính. Hành lang pháp lý không thông thoáng và bất ổn định sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng trong việc mở rộng kinh doanh.Trong khi Hoa Kỳ vẫn là cái nôi của những phát minh về không gian, của các startup, và đặc biệt là hệ sinh thái đổi mới thân thiện ở châu Á. Các nhà hoạch định chính sách nên xem xét các khung thử nghiệm phù hợp. Chúng sẽ cho phép các nhà cung cấp thử nghiệm các giải pháp mới trên một quy mô giới hạn trước khi nhân rộng.

Nếu chính phủ và khu vực tư nhân đồng lòng thì những chắc môi trường tài chính ở Mỹ sẽ có những cải thiện đáng kể. Nhiều người Mỹ chắc chắn không bao giờ nghĩ rằng có ngày họ phải học hỏi từ Kenya và Việt Nam. Tuy nhiên, đó chính là những gì mà Mỹ cần làm hiện nay.

Ngân Giang(theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kenya – Việt Nam có thể là hình mẫu cho Mỹ về digital banking