Theo Reuters, những người ủng hộ việc sáp nhập Bờ Tây đang mong chờ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump giúp Israel hiện thực hóa giấc mơ.
Quốc tế

Khả năng Israel sáp nhập Bờ Tây khi ông Trump trở lại

Cẩm Bình 24/11/2024 12:46

Theo Reuters, những người ủng hộ việc sáp nhập Bờ Tây đang mong chờ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump giúp Israel hiện thực hóa giấc mơ.

Bờ Tây đã thay đổi mạnh mẽ bởi các khu định cư không ngừng mọc lên kể từ khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dẫn đầu liên minh cực hữu nắm quyền 2 năm trước. Khoảng thời gian này ghi nhận nhiều vụ bạo lực do người Do Thái định cư gây ra khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden phải ban hành trừng phạt.

Vài tuần gần đây, cờ Israel xuất hiện trên đỉnh đồi ở Thung lũng Jordan nhằm khẳng định chủ quyền khiến người Palestine địa phương càng thêm lo lắng. Không ít người định cư cầu nguyện cho Tổng thống Trump chiến thắng trước thềm bầu cử ở Mỹ.

Nhà văn Yisrael Medad, người sống hơn 40 năm tại Bờ Tây, ủng hộ Israel sáp nhập Bờ Tây nói với Reuters: “Chúng tôi hy vọng rất cao và thậm chí thấy phấn chấn”. Người Do Thái định cư rất vui mừng khi Tổng thống Trump đắc cử và công bố bổ nhiệm hàng loạt quan chức mang quan điểm thân Israel, đặc biệt là chính trị gia Mike Huckabee. Đại sứ Mỹ tại Israel tương lai từng nói Bờ Tây không hề bị chiếm đóng và thích dùng thuật ngữ “cộng đồng” hơn là “khu định cư”.

2024-11-24-115446.png

Trong tháng qua, một số bộ trưởng Israel cùng lực lượng ủng hộ người Do Thái định cư không ngần ngại công khai thúc đẩy ý tưởng “khôi phục chủ quyền” ở Bờ Tây. Phía chính quyền Thủ tướng Netanyahu vẫn chưa đưa ra quyết định gì. Hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Trump có chấp nhận giúp sức thực hiện một động thái gây hại cho tham vọng khiến Ả Rập Saudi bình thường hóa quan hệ với Israel của Mỹ hay không. Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ả Rập Saudi xem Bờ Tây là lãnh thổ Palestine.

Theo cựu quan chức ngoại giao Mỹ Dennis Ross: "Mong muốn mở rộng Hiệp định Abraham sẽ là ưu tiên hàng đầu. Không đời nào Ả Rập Saudi suy nghĩ nghiêm túc chuyện tham gia hiệp định nếu Israel sáp nhập Bờ Tây". Hiệp định Abraham là thành tích ngoại giao mà Tổng thống Trump đạt được năm 2020, chứng kiến Bahrain cùng Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) bình thường hóa quan hệ với Israel.

Sáp nhập cũng sẽ chôn vùi mọi hy vọng về giải pháp hai nhà nước của cộng đồng quốc tế, làm phức tạp thêm nỗ lực chấm dứt giao tranh ở Dải Gaza lẫn Lebanon.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump gây sốc khi chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến Jerusalem, đồng thời công nhận các khu định cư. Nhưng sau đó ông lại triển khai nỗ lực tạo ra “một phần” nhà nước Palestine dọc biên giới hiện hữu, khiến nỗ lực áp đặt chủ quyền với các vùng lãnh thổ Palestine của Thủ tướng Netanyahu chệch hướng.

Tổng thống Trump sau đắc cử chưa công bố kế hoạch dành cho Trung Đông. Phát ngôn viên nhóm chuyển giao Karoline Leavitt chỉ nói rằng ông sẽ “khôi phục hòa bình bằng sức mạnh trên toàn thế giới”.

Tình hình thực địa

Nhà hoạt động người Palstine Bashar al-Qaryouti (cư dân làng Qaryut) cho biết hai khu định cư Shilo và Eli liên tục mở rộng khiến hàng loạt ngôi làng Palestine ở vùng trung tâm Bờ Tây bị bao vây. Cả ông lẫn nhóm Peace Now chuyên theo dõi biến động dân cư đều ghi nhận số lượng người định cư xây dựng nhà cửa mà không cần chờ giấy tờ hợp pháp gia tăng.

Chiếm đóng Bờ Tây từ năm 1967, Israel suốt nhiều thập niên qua không ngừng mở rộng khu định cư cho người Do Thái trên địa bàn bất chấp cộng đồng quốc tế phản đối. Trong đó, Shio xuất hiện từ những năm 1970, gồm nhiều ngôi nhà nằm ngăn nắp dọc đường phố yên tĩnh. Năm 2022, nơi đây có khoảng 5.000 dân.

Người định cư tin rằng mối liên hệ ghi trong Kinh thánh mang lại cho họ quyền được ở đó, bất kể luật pháp quốc tế có nói gì. Theo nhà văn Medad: “Ngay cả khi người Byzantine, người La Mã, người Mameluk và người Ottoman cai trị nơi này, thì đó vẫn là đất của chúng tôi”.

Hoạt động xây dựng diễn ra sôi nổi từ sau giao tranh bùng nổ ở Gaza năm ngoái. Nhiều con đường cùng công trình mới đã thay đổi rõ rệt các sườn đồi khắp Bờ Tây. Lời chỉ trích từ chính quyền Tổng thống Biden chẳng hề có tác dụng ngăn chặn.

Song song đó, bạo lực chống lại người Palestine địa phương được gây ra bởi người định cư cũng tăng theo. Điều này nhận phải sự lên án từ quốc tế lẫn trừng phạt từ Mỹ và châu Âu.

Peace Now xác định năm nay có gần 2.400 hecta được tuyên bố là đất của nhà nước Do Thái, qua đó giúp công tác xây dựng khu định cư trở nên dễ dàng hơn – chiếm một nửa số diện tích đất mà Israel phân loại như vậy. Năm qua có ít nhất 43 tiền đồn định cư mới được thành lập. Tiền đồn thường là vùng vệ tinh của khu định cư hiện hữu.

Bài liên quan
Tổng thống Biden hay ông Trump: Ai là người đứng sau thành công của thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas?
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhanh chóng ghi nhận công lao cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas, dù thỏa thuận này được chính quyền của Tổng thống Joe Biden làm trung gian.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
9 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khả năng Israel sáp nhập Bờ Tây khi ông Trump trở lại