Ngày 1.2, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Khánh đã có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi khách đồng loạt hủy tour Tết vì bùng phát dịch COVID-19.

Khách đồng loạt hủy tour tết, Hiệp hội Du lịch TP.HCM kiến nghị hỗ trợ

P.V | 02/02/2021, 06:00

Ngày 1.2, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Khánh đã có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi khách đồng loạt hủy tour Tết vì bùng phát dịch COVID-19.

Theo Hiệp hội Du lịch TP.HCM, do dịch tái bùng phát, người dân và du khách đã đồng loạt hoãn, hủy các tour du lịch, đặc biệt các tour du lịch Tết đăng ký trước đó.

"Điều này một lần nữa gây khó khăn chồng chất cho các doanh nghiệp du lịch khi phải hoàn lại tiền cọc hoặc dời ngày vô thời hạn cho khách hàng. Trong khi vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro", công văn của hiệp hội nêu khó khăn.

Trước những khó khăn, thiệt hại dồn dập cho doanh nghiệp lữ hành, Hiệp hội Du lịch TPHCM cũng đã kiến nghị với các ngành chức năng có chủ trương linh hoạt hơn nữa để giúp doanh nghiệp cầm cự và vượt qua đại dịch.

Theo đó, các hỗ trợ gồm miễn hoặc giảm 50% thuế VAT cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch đến hết năm 2021 vì hiện nay đa số doanh nghiệp lữ hành không có doanh thu, phải bù lỗ do phát sinh lãi vay và các chi phí khác…

Ngoài ra, miễn tiền thuê đất với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021 và 2022. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0% giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu. Miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2021.

dulichtp.hcm.jpg
Khách du lịch tại TP.HCM - Ảnh: SGGP

Theo hiệp hội, thực tế triển khai cho thấy các chính sách ứng phó với đại dịch của Chính phủ đang phát sinh một số bất cập.

Hiện nay doanh nghiệp du lịch được áp dụng quy định thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) trong đợt dịch của tháng 3.2020 được giãn 6 tháng, còn hiện nay vẫn phải đóng đủ, đúng thời gian. Ngoài ra, với thuế thu nhập, doanh nghiệp do hoạt động lỗ nên cũng không áp dụng chính sách này.

Về thuế thu nhập cá nhân cũng chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào, vẫn phải đóng đủ và đúng thời gian. Việc giảm giá điện với cơ sở kinh doanh nhà hàng - khách sạn chỉ áp dụng đến hết năm 2020.

Về bảo hiểm xã hội, hiện cho giãn nộp với điều kiện phải cắt giảm trên 50% lao động. Doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động thì xem như vẫn đóng bình thường.

Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết cuối năm của Sở Du lịch TP.HCM hồi tuần trước, tổng thu của ngành du lịch TP trong năm qua đã giảm gần 40% so với năm 2019, tương đương 55.558 tỉ đồng.

Báo cáo cho thấy, năm 2020, khách quốc tế đến thành phố 1.303.750 lượt, giảm 84,8% so cùng kỳ năm 2019 (8.600.000 lượt), đạt gần 14,5% kế hoạch năm 2020. Khách du lịch nội địa có 15.879.000 lượt, giảm 51,5% so cùng kỳ năm trước (32.770.000 lượt), đạt 46,7% kế hoạch năm 2020.

Bài liên quan
5 du khách thiệt mạng nghi do ngộ độc methanol tại Lào
Đài CNN đưa tin một phụ nữ Anh vừa trở thành du khách nước ngoài thứ 5 tử vong nghi do ngộ độc methanol tại Lào. Nhiều nước đã ra cảnh báo về nguy cơ uống phải rượu pha methanol khi đến quốc gia Đông Nam Á này du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khách đồng loạt hủy tour tết, Hiệp hội Du lịch TP.HCM kiến nghị hỗ trợ