Qua bàn tay sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, các nghệ sĩ, ảnh nude vừa là bức tranh thiên nhiên sống động, vừa truyền tải những thông điệp ý nghĩa.

Khi ảnh nude ẩn chứa đầy những xúc cảm

mai huong | 29/07/2018, 17:01

Qua bàn tay sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, các nghệ sĩ, ảnh nude vừa là bức tranh thiên nhiên sống động, vừa truyền tải những thông điệp ý nghĩa.

Nhắc đến ảnh nude (khỏa thân), chắc hẳn rất nhiều người ngay lập tức liên tưởng đến hình ảnh những cô gái với thân hình đẹp tạo dáng trước ống kính để phô diễn đường cong cơ thể. Tuy nhiên, nghệ thuật nude không chỉ có vậy. Nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới với sự sáng tạo của mình đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thực sự, khiến người xem phải trầm trồ, vàSpencer Tunick (đến từ New York) là một điển hình.


Tunick chụp khỏa thân cùng lúc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người. Họ đứng cạnh nhau, hòa vào nhau, tạo nên những hình ảnh hiệu ứng thị giác cao. Bức ảnh chụp tại Nhà hát Con Sò (Australia) vào một buổi sáng năm 2010 có hơn 5.000 tình nguyện viên tham gia. Ảnh:Spencer Tunick.

Mục đích của Spencer Tunickthông qua những bức ảnh khỏa thân là tạo ra những công trình kiến trúc bằng xương bằng thịt - nơi con người hòa mình vào thiên nhiên, phong cảnh, vào những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia sinh năm 1967, cơ thể mỗi người - gầy, béo, xấu, đẹp ra sao - không còn là trọng tâm, mà thay vào đó là một tổng thể ấn tượng.

Bức ảnh này đượcSpencer Tunick thực hiện vào năm 2007 tại sông băng Aletsch (Thụy Sĩ), nằm trong chiến dịch bảo vệ môi trường của tổ chức phi lợi nhuận Greenpeace - nhằm cảnh báo sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Mối tương quan giữa con người và thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng dồi dào, thôi thúc sáng tạo cho nhiều nhiếp ảnh gia khác nhưAllan Teger hay Carl Warner, mang đến những bộ hìnhBodyscapesđầy bất ngờ. Teger thú nhận ông không phải người có đam mê chụp nude, mà ông nhận ra những cấu trúc, những hình khối trên trái đất này cứ lặp đi lặp lại. Một cơ thể người có thể trông giống ngọn núi, đôi khi một bức tranh phong cảnh lại mô phỏng những đường cong vóc dáng.

Allan Teger khẳng định ông không sử dụng công nghệ photoshop, mà đặt trực tiếp những món đồ chơi, các mô hình đồ vật lên người mẫu khỏa thân để chụp. "Rất hài hước và thú vị khi chứng kiến khoảnh khắc mọi người nhận ra bức tranh phong cảnh họ đang xem là cơ thể người thật. Vài người không nhận ra cho đến khi được người khác giải thích. Một số người khác lại hỏi tôi đã chụp những ngọn núi nào vậy...", Teger chia sẻ.

Tương tự, với nhiếp ảnh gia đến từ London,Carl Warner, từ những góc chụp khác nhau trên cơ thể người, ông tạo ra sa mạc, thung lũng, hang động, đồi núi nhấp nhô... Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ được hình thành từ những tấm lưng trần, bờ vai nhọn, những ngón tay, khuỷu chân, bàn chân.

VớiCarl Warner, nude không phải là phô diễn vòng một, vòng hai hay vòng ba, mà bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể làm nên nghệ thuật, qua góc nhìn mới mẻ, sáng tạo.

Cũng mang cảm hứng con người và thiên nhiên, song nhiếp ảnh giaJohn Poppleton lại có cái nhìn khác khi sử dụng kỹ thuật bodypainnting, khắc họa trực tiếp khung cảnh thiên nhiên lên cơ thể người mẫu nude bằng màu huỳnh quang, rồi chiếu dưới ánh đèn cực tím.

Bộ ảnh mang tên Black Light, bao gồm những bức tranh tuyệt đẹp trên cơ thể như hoàng hôn châu Phi, dãy núi dưới ánh trăng, thác nước, khu rừng...Poppleton từng chia sẻ trung bình mỗi bức bodypaiting mất khoảng 2 giờ thực hiện và việc vẽ những cành cây là tốn thời gian nhất. Ảnh:John Poppleton.

Một số nghệ sĩ khác lại liên tưởng cơ thể con người như những tác phẩm điêu khắc, trong đó có nhiếp ảnh gia người NgaAnton Belovodchenko. Người mẫu của Anton tạo dáng trong những tư thế khó như uốn cong, gập người, giống như đang tập yoga hoặc đang múa. Trong một vài bức hình, từng cột xương sống, chuyển động của cơ bắp hiện lên rõ nét.

Nhiều người nhận xét những tác phẩm của Anton Belovodchenko vừa tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, vừa cho thấy sức mạnh của cơ thể.

Bên cạnh những bộ ảnh nude gây hiệu ứng mạnh về thị giác, giá trị nghệ thuật đôi khi còn nằm ở thông điệp ý nghĩa mà một tác phẩm có thể mang lại cho người xem. Và dự án The Scar (Vết sẹo) - chụp bán nude những bệnh nhân ung thư vú - của nhiếp ảnh gia David Jay là một tác phẩm như vậy. Người ta thường muốn che giấu những điểm không lành lặn trên cơ thể mình, nhưng đứng trước ống kính của Jay là những phụ nữ mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với hiện thực cuộc sống.

Dự án The Scar được nhiếp ảnh gia Australia bắt đầu thực hiện từ năm 2005,sau khi một người bạn của anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khi mới 29 tuổi. Jay cho rằng những hình ảnh có thể gây khó chịu cho người xem, nhưng khắc họa chân thực nhất, giúp con người đối mặt với sự sống, cái chết, bệnh tật. Đến năm 2012, khoảng hơn 100 bệnh nhân ung thư tình nguyện làm mẫu cho dự án của David Jay. Ảnh:David Jay.

Năm 2007, nhiếp ảnh giaLeonard Nimoy cũng gây chú ý khi tung ra bộ ảnh The Full Body Project, chụp khỏa thân những phụ nữ béo. Bộ hình được cho là phá vỡ những quy ước thông thường nhưng không thực tế về cái đẹp.Nimoy cho biết nhiều năm trong nghề, ông đã làm việc với vô số người mẫu - có thể là diễn viên, vũ công - nhưng quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là một hình mẫu mà công chúng cho là "đẹp". Còn những người mẫu đặc biệt này, họ được là chính mình, thể hiện rõ bản sắc cá nhân. Ảnh:The Full Body Project.

Ly Nguyễn/Zing (Tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi ảnh nude ẩn chứa đầy những xúc cảm