Theo CNN, đó là tuyên bố của một quan chức chính quyền Mỹ khi đề cập đến vắc xin COVID-19 của Nga có tên Sputnik V.

'Không có chuyện Mỹ thử vắc xin COVID-19 của Nga trên khỉ, đừng nói đến người’

15/08/2020, 12:20

Theo CNN, đó là tuyên bố của một quan chức chính quyền Mỹ khi đề cập đến vắc xin COVID-19 của Nga có tên Sputnik V.

Các quan chức Mỹ coi vắc xin COVID-19 của Nga là “nửa vời”.

Nga muốn trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt một loại vắc xin ngừa coronavirus chủng mới và họ đã làm điều này hôm 11.8. Song theo trang BGR, Nga không chứng minh qua bất cứ phương tiện nào rằng vắc xin của họ hiệu quả hoặc an toàn. Tất cả những gì Nga làm là phê duyệt vắc xin COVID-19 trước giai đoạn 3. Đây là giai đoạn thử nghiệm quy mô lớn với sự tham gia của hàng ngàn người để theo dõi hiệu quả của vắc xin. Đó thường là giai đoạn quan trọng để xem xét phê duyệt một loại vắc xin.

Ông Kirill Dmitriyev, lãnh đạo Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, cho biết dự án vắc xin COVID-19 sẽ bước vào giai đoạn 3 từ ngày 12.8 và quá trình sản xuất công nghiệp dự kiến khởi động từ tháng 9.2020.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty R-Pharm (Nga), Alexei Repik tiết lộ vắc xin COVID-19 mà Nga định cung cấp cho các nước sẽ ở mức giá ít nhất là 10 USD/2 liều.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không đưa vắc xin Nga vào danh sách 9 ứng cử viên vắc xin COVID-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm nâng cao, bước cuối cùng trước khi được đăng ký cấp phép sản xuất đại trà.

“Chúng tôi không có đủ thông tin vào thời điểm này để đưa ra phán quyết. Chúng tôi đang trò chuyện với Nga để có thêm thông tin nhằm hiểu tình trạng của sản phẩm đó, các thử nghiệm đã được thực hiện và sau đó các bước tiếp theo có thể là gì”, cố vấn cấp cao của Tổng giám đốc WHO - tiến sĩ Bruce Aylward nói về vắc xin của Nga qua trang First Post.

Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt vắc xin COVID-19 hôm 11.8 và tuyên bố rằng việc tiêm chủng sẽ bảo vệ con người trong tối đa hai năm nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng khoa học nào.

Trong thực tế, không nhà khoa học nào ước tính được về thời gian miễn dịch COVID-19 mà một loại vắc xin có thể mang lại. Lý do vì loại virus này còn quá mới nên không ai có thể tìm ra câu trả lời.

WHO và các đối tác có 9 loại vắc xin COVID-19 đang được thử nghiệm nâng cao trong sáng kiến ​​ COVAX của mình. COVAX là sáng kiến chia sẻ vắc xin COVID-19 do WHO và Liên minh Toàn cầu về vắc xin (GAVI) đồng sáng lập. Mục tiêu của COVAX là cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 trước cuối năm 2021. Đây cũng là cơ chế đầu tư mà WHO đang khuyến khích các quốc gia tham gia để có thể tiếp cận sớm với vắc xin. Việc tài trợ cho các nước đang phát triển cũng sẽ được tăng lên thông qua sáng kiến ​​này.

Theo CNN, các quan chức Nga tại Moscow rằng đã đề nghị "sự hợp tác chưa từng có tiền lệ" trong điều trị, phòng ngừa COVID-19 với Mỹ nhưng bị từ chối.

Quan chức Nga cho biết đã đề nghị hợp tác với chương trình đẩy nhanh tiến độ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 có tên Operation Warp Speed của Mỹ. Thế nhưng, "Mỹ hiện chưa cởi mở" với những tiến bộ y khoa của Nga.

“Có cảm giác về sự không tin tưởng của Nga từ phía Mỹ và chúng tôi tin rằng các công nghệ - bao gồm vắc xin, xét nghiệm và phương pháp điều trị - không được chấp nhận ở Mỹ vì sự không tin tưởng đó”, một quan chức cấp cao Nga nói với CNN.

Các quan chức Nga cũng cho biết sẵn sàng để các công ty Mỹ sản xuất vắc xin Nga tại Mỹ. Họ nói một số công ty Mỹ quan tâm đến vắc xin này nhưng không tiết lộ bất kỳ cái tên nào.

Mỹ nghi ngại về sự an toàn và hiệu quả từ vắc xin COVID-19 của Nga

Thư ký báo chí Nhà Trắng – bà Kayleigh McEnany cho hay Tổng thống Trump đã được thông báo về vắc xin COVID-19 của Nga hôm 13.8.

Bà Kayleigh McEnany nói thêm rằng vắc xin COVID-19 của Mỹ trải qua quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 nghiêm ngặt và được tuân theo các tiêu chuẩn cao hơn nhiều. Các quan chức Mỹ nói với CNN rằng vắc xin của Nga được coi là “nửa vời” nên Mỹ không bao giờ quan tâm. Một người thậm chí tuyên bố: “Không có chuyện Mỹ thử cái này (vắc xin của Nga - PV) trên khỉ chứ đừng nói đến con người”.

Sau khi bị từ chối, phía Nga nói rằng Washington nên "nghiêm túc xem xét việc áp dụng" vắc xin. Một quan chức Nga cho biết: “Nếu vắc xin của chúng tôi được chứng minh là một trong những loại vắc xin hiệu quả nhất, câu hỏi sẽ được đặt ra là vì sao Mỹ không tìm hiểu sâu hơn về lựa chọn này. Tại sao lại để chính trị cản trở việc tiếp cận vắc xin?”.

Qua chuyện trên, dễ thấy Mỹ nghi ngại về vắc xin COVID-19 của Nga vì không có bằng chứng nào chứng minh nó có hiệu quả. Một cố vấn của Chính phủ Mỹ nói: Nga có đủ người để có thể tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, nhưng dường như họ chưa làm được điều đó ở quy mô đủ lớn. Chưa có thử nghiệm nào về loại vắc xin này. Họ đã thực hiện quá ít công việc trên con người để quyết định xem nó có hoạt động trên quy mô lớn hơn hay không. Chúng tôi đang nói về dữ liệu an toàn hoàn toàn không đầy đủ”.

Một cựu quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho rằng vắc xin COVID-19 của Nga là "một trò đùa" và ngay cả WHO cũng không coi trọng nó.

Một nguồn tin cho biết Trung Quốc đang tiến gần hơn đến công bố vắc xin COVID-19 và họ tuân thủ các quy trình giống các nước phương Tây.

Không giống như Nga, Trung Quốc đã chia sẻ dữ liệu nghiên cứu vắc xin về một số ứng viên, cho thấy vắc xin đã hoạt động như dự định trong giai đoạn đầu của các thử nghiệm. Các quan chức Trung Quốc cũng cho biết nước này đang xem xét tiêm vắc-xin cho một số người ngay cả khi chưa có kết quả giai đoạn 3”, người này nói.

Các nhà sáng tạo video hé lộ bí kíp kiếm 93 tỉ đến 116 tỉ đồng từ TikTok

Mặc ông Trump cấm WeChat, Tencent nói Mỹ chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Không có chuyện Mỹ thử vắc xin COVID-19 của Nga trên khỉ, đừng nói đến người’