Sáng 26.3, Bộ GD-ĐT đã tổ chức buổi họp báo định kỳ quý I năm 2019, trong đó đại diện Bộ GD-ĐT đã trả lời những câu hỏi liên quan đến việc hàng loạt thí sinh của các tỉnh đã gian lận điểm thi năm 2018 gây bức xúc dư luận.

Không công bố tên tuổi thí sinh gian lận điểm vì 'tính đến nhiều yếu tố liên quan'

Hải Yến | 26/03/2019, 12:15

Sáng 26.3, Bộ GD-ĐT đã tổ chức buổi họp báo định kỳ quý I năm 2019, trong đó đại diện Bộ GD-ĐT đã trả lời những câu hỏi liên quan đến việc hàng loạt thí sinh của các tỉnh đã gian lận điểm thi năm 2018 gây bức xúc dư luận.

Quan điểm Bộ GD-ĐT không công bố tên các thí sinh gian lận

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định việc Bộ Công an và Bộ GD hoàn toàn không bao giờ dung túng cho những sai phạm trong việc gian lận thi cử. Kiên quyết xử lý nghiêm trong khuôn khổ quy chế và pháp luật hiện hành đối với những sai phạm thi cử tại Sơn La và Hòa Bình trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Về quan điểm, Bộ GD-ĐT cũng như Bộ Công an là kiên quyết xử lý sai phạm, để có kết quả thẩm định đó là sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng. Theo quy chế, kết quả thẩm định là kết quả chính thức của kỳ thi, nó là kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Vì thế, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn xử lý những sai phạm này. Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đến ngày 25.3 Sở GD-ĐT Hòa Bình phải báo cáo Bộ GD-ĐT về kết quả xử lý sai phạm điểm thi tại đây. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Bộ chưa nhận được báo cáo”.

Ông Trinh cho biết, đối với Hòa Bình, quy định của Bộ là kết thúc quá trình xử lý kết quả chấm thẩm định đến ngày 25.3 thì đến ngày hôm nay 26.3, Sở đã xử lý xong. Tuy Bộ GD-ĐT chưa nhận được báo cao nhưng có thể nói, Sở làm nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ.

Trước câu hỏi của báo chí là dư luận cho rằng nên công khai danh sách thí sinh và phụ huynh tham gia chạy điểm, gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 và cũng là hình thức răn đe mạnh mẽ nhất. Ông Trinh khẳng định: "Việc công khai danh tính của thí sinh gian lận thi cử tại Hòa Bình và Sơn La còn căn cứ vào Hiến pháp cũng 2013, Luật Dân sự và tình hình thực tiễn của cơ quan chức năng, viêc công bố vào thời điểm nào, công bố đến đâu là quyền của cơ quan chức năng. Chúng ta cũng cần tính đến nhiều yếu tố liên quan khác nữa như yếu tố tiêu cực của các cháu".

Theo kết quả chấm thẩm định lần thứ 2 của Bộ GD-ĐT theo yêu cầu của cơ quan điều tra, Hòa Bình có 64 thí sinh được nâng điểm với mức nâng cao nhất là 26,45 điểm/3 bài thi, môn được nâng nhiều nhất là hơn 9 điểm. Tại Sơn La có 44 thí sinh được nâng điểm, mức nâng cao nhất là 26,55 điểm/3 môn thi. Môn được nâng nhiều nhất là 9 điểm.Với kết quả thẩm định này, các Sở GD-ĐT sẽ phải cập nhật lại điểm cho thí sinh, xét công nhận lại tốt nghiệp đồng thời thông báo đến các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ để các cơ sở này xem xét tuyển sinh theo quy định.

Triển khai mạnh mẽ công tác quản lý tại kỳ thi THPT quốc gia 2019

Ông Nguyễn Viết Lộc - Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết kỳ thi năm 2019 sẽ được tổ chứ như các năm 2017, 2018, tuy nhiên có một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để các hạn chế, bất cập đảm bảo tổ chức thi khách quan, an toàn, nghiêm túc.

Điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình. Đối với các thí sinh tự do không xếp phòng riêng nữa mà theo quy trình đã thống nhất, bảo quản bài thi tại Điểm thi và Hội đồng thi. Bộ GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.

Tăng cường chỉ đạo các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn, phân công cán bộ thực hiện các khâu của kỳ thi theo đúng quy định của quy chế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Bộ GD-ĐT đã sớm công bố bộ đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019; ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18.3.2019 sửa đổi, bổ sung quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

         
   

Theo quan điểm của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trường Bộ GD-ĐT cho rằng việc Sở và Bộ không công bố danh sách các thí sinh gian lận thi cử là không hợp lý vì đây là một vụ tiêu cực lớn. Đã xử lý liên quan đến ai thì người đó phải chịu trách nhiệm, nếu không công bố, sợ các em tổn thương thì những em học sinh đã bị trượt oan ức thì ai sẽ sợ các em ấy tổn thương?

   

Cũng theo TS Nguyễn Viết Khuyến - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng nếu không công bố danh sách các thí sinh sẽ đem lại sự mập mờ, không làm gương cho việc sau này. Các em học sinh dù có gia đình chạy điểm nhưng các em ấy cũng sẽ biết học lực của mình. Nói không công bố thí sinh gian lận điểm thi là trốn tránh, lấp liếm, ngụy biện. Chỉ khi nào thông tin được công khai mới đủ sức răn đe.

   
Dạ Thảo
Bài liên quan
Mỹ sắp công bố gói viện trợ 6 tỉ USD cho Ukraine
Tạp chí Politico dẫn nguồn tin quan chức Mỹ tiết lộ nước này đang hoàn thiện những khâu cuối cùng của gói viện trợ quân sự lên đến 6 tỉ USD cho Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
6 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không công bố tên tuổi thí sinh gian lận điểm vì 'tính đến nhiều yếu tố liên quan'