Thủ tướng yêu cầu rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần.

Không được yêu cầu DN, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần

Bùi Trí Lâm | 23/04/2019, 15:46

Thủ tướng yêu cầu rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần.

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lòng tin và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân để sách nhiễu, phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không công bằng… khiến mất lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa đề cao trách nhiệm nêu gương, chưa gương mẫu thực hiện trách nhiệm của mình; chưa thực hiện đúng và đầy đủ việc tiếp công dân theo quy định, đối thoại với dân còn hình thức, chưa thực chất; việc giáo dục cán bộ dưới quyền chưa được thực hiện nghiêm.

Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa được chú trọng, thậm chí có nơi còn bao che, dung túng cho hành vi sai trái của nhân viên.

Chỉ thị cũng nêu, tinh thần phục vụ, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức còn thấp, chưa làm hết trách nhiệm; kỷ cương hành chính một số nơi còn thiếu các biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh; Chính sách pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều vướng mắc, chồng chéo.

Về cải cách hành chính, nhiều nơi vẫn còn rườm rà, thiếu công khai, minh bạch, vẫn còn nhiều “giấy phép con”; cắt giảm điều kiện kinh doanh ở một số bộ, ngành chưa đồng bộ, có tình trạng chạy theo số lượng, mang tính đối phó…

Để khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần.

Công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định; thực hiện định kỳ báo cáo theo quy định về công tác phòng, chống tham nhũng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử từ cấp trung ương đến địa phương; đưa ra lộ trình cụ thể để triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trở lên; khắc phục những hạn chế, hình thức tại một số trung tâm dịch vụ hành chính công; tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại (như ghi âm, ghi hình, giám sát trực tuyến…).

Nâng cao chất lượng đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất cầu thị, nắm bắtnguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp nhân, xử lý, bảo vệ người tố cáo…

Lam Thanh
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không được yêu cầu DN, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần