Nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho rằng, cải cách năng lượng ở Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn do độc quyền. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển, cải cách năng lượng theo hướng tự do hóa thị trường là cần thiết.

“Không thể bắt giá điện ở VN phải cao bằng thế giới”

18/06/2014, 16:50

Nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho rằng, cải cách năng lượng ở Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn do độc quyền. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển, cải cách năng lượng theo hướng tự do hóa thị trường là cần thiết.

Kết quả nghiên cứu kéo dài 3 năm của UNDP công bố sáng nay 18.6 tại Hà Nội, kiến nghị Việt Nam nên dỡ bỏ trợ giá nhiên liệu để có thể phát triển bền vững, bởi theo nghiên cứu này, giá năng lượng ở Việt Nam đang thấp hơn thế giới.

Giá năng lượng Việt Nam thấp hơn 10 năm trước?

Nghiên cứu của UNDP chỉ ra rằng, giá bán lẻ năng lượng trung bình của Việt Nam không hề thay đổi trong giai đoạn 2008 – 2013, thậm chí còn có xu hướng giảm thấp hơn so với thời kỳ 5 năm trươc đó nếu tính theo giá cố định của năm 2002 và có tính đến lạm phát.

Theo đó, trợ giá gián tiếp dao động từ 1,2 đến 4,49 tỉ USD mỗi năm trong giai đoạn 2007 – 2012. Nghiên cứu này e ngại, “việc trợ giá đang mang lại nhiều lợi ích cho người giàu hơn người nghèo” và đưa ra kết luận “người dân Việt Nam đang phải trả giá rất đắt cho trợ giá năng lượng”.

Tiến sĩ Pratibha Mehta – Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng: “Cần có biện pháp để bảo vệ người nghèo cũng như các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ tác động ngắn hạn của tăng giá năng lượng”.

“Không thể bắt giá điện ở Việt Nam phải cao bằng thế giới”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cơ bản đồng tình với kết quả báo cáo đưa ra song bà cho rằng, trợ giá là nguyên nhân duy nhất khiến giá năng lượng ở Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới là không xác đáng.

Bà cho biết, Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với phát triển năng lượng; thủy điện vẫn chiếm phần lớn trong thị phần năng lượng ở Việt Nam và giá khí đốt thấp – đó là nguyên nhân khiến cho giá năng lượng ở Việt Nam đang có chênh lệch đáng kể so với thế giới.

Bà cũng cho rằng, kiểm soát giá ở Việt Nam là cần thiết bởi năng lượng ở Việt Nam vẫn là độc quyền. Nếu không kiểm soát giá, sẽ dễ dẫn tới hướng bất lợi cho người tiêu dùng và có lợi cho doanh nghiệp.

“Báo cáo nói cải cách năng lượng là khó khăn nhưng ở Việt Nam cải cách còn khó khăn hơn nhiều vì giá năng lượng hiện nay là độc quyền của nhà nước kết hợp với độc quyền doanh nghiệp”, bà Lan vẫn khẳng định việc cải cách là cần thiết “Cải cách về giá phải gắn với cải cách ngành, nhất là cải cách doanh nghiệp. Phải có cơ quan độc lập đủ mạnh để giám sát, doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống quản trị đủ mạnh, chịu được sức ép của thị trường”.

“Tự do hóa giá cả rất khó thực hiện được nếu không có cơ quan điều hành đủ mạnh” – bà Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phản bác lại quan điểm của báo cáo khi đem mức giá của thế giới so sánh với giá năng lượng của Việt Nam, bà cho rằng: “Chúng tôi chấp nhận giá điện cao khi thu nhập của Việt Nam bằng với thu nhập của các nước được đưa ra so sánh. Điểm quan trọng nhất của cải cách là để người dân cũng được hưởng những lợi thế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên chứ không chỉ riêng doanh nghiệp”.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan
Elon Musk mở rộng vụ kiện OpenAI, thêm Microsoft là bị đơn và các cáo buộc chống độc quyền
Elon Musk đã mở rộng vụ kiện chống lại OpenAI, bổ sung các cáo buộc liên bang về chống độc quyền và khiếu nại khác, đồng thời thêm Microsoft là bị đơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Không thể bắt giá điện ở VN phải cao bằng thế giới”