Sáng nay 8.1, Ban Thường vụ Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã quyết định tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và biên soạn Kỷ yếu về chặng đường 20 năm hoạt động của Hội, với mong muốn điểm lại một số hoạt động chính đã thực hiện được.

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tuyết Nhung | 08/01/2020, 12:17

Sáng nay 8.1, Ban Thường vụ Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã quyết định tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và biên soạn Kỷ yếu về chặng đường 20 năm hoạt động của Hội, với mong muốn điểm lại một số hoạt động chính đã thực hiện được.

Tham gia buổi lễ kỷ niệm có TS Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Ông Dương Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng; TS Nguyễn Văn Khanh - Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam khoá 2; TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ông Phạm Văn Vu - Phó Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam;Ông Cao Minh Kiểm - Tổng thư ký Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

Tại buổi lễ kỷ niệm, Đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao bằng khen cho 16 tổ chức trong Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Củng cố và phát triển Hội

Trong 20 năm qua, Hội đã tập trung thực hiện nhiệm vụ trên các mặt hoạt động về “Củng cố và phát triển tổ chức Hội”, “Phát triển sự nghiệp thông tin KH&CN”; ”Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV-PB-GĐXH)”, ''Tuyên truyền và phổ biến KHCN” và ”Quan hệ đối ngoại”. Những mặt hoạt động của Hội đã cố gắng định hướng vào những nội dung mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng thông tin-thư viện, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ thông tin KH&CN, cũng như thực hiện các nghiên cứu KHCN và TV-PB-GĐXH, các dịch vụ công liên quan đến cung cấp thông tin KH&CN và giới thiệu, trình diễnkỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới…

Những kết quả có được, ngoài những nỗ lực của Cơ quan/Văn phòng Hội và những hoạt động tích cực của các hội thành viên, hội viên tập thể và nhiều hội viên cá nhân năng động, còn là nhờ có sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội Vụ, sự giúp đỡ của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, đặc biệt là sự hỗ trợ và giúp đỡ rất có hiệu quả của Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Đến nay, Hội có 2 hội thành viên ở địa phương là Hội Thông tin KH&CN TP. Hà Nội và Hội Thư viện-Tư liệu và Thông tin TP. Hồ Chí Minh,36 hội viên tổ chức và hội viên liên kết, là các Trung tâm Thông tin mang những tên gọi cụ thể khác nhau trực thuộc các Bộ ngành, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước, và nhiều Trung tâm Thông tin KH&CN hay Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN hoặc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN thuộc các Sở KH&CN tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, cũng như các Trung tâm Thông tin – Thư viện (hoặc Trung tâm học liệu hay Thư viện) thuộc các Đại học Quốc gia và các trường Đại học.

Đặc biệt, trong số những hội viên tổ chức có những tổ chức thông tin rất lớn, như Cục Thông tin KH&CN quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), Thư viện Quốc gia (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch), Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN& PT-NT), Viện Thông tin KHXH thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Trung tâm Thông tin và Dự báo thuộc Viên Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin KH&CN TP. Hải Phòng, Trung tâm Thông tin KH&CN TP. Đà Nẵng,..

Ngoài ra, hội viên của Hội còn là các tổ chức khoa học trong lĩnh vực đào tạo, như Khoa Thông tin – Thư viện thuộc trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, là các tổ chức doanh nghiệp mà hoạt động có liên quan với hoạt động thông tin.

​Phát triển sự nghiệp thông tin khoa học công nghệ

20 năm qua, Hội đã thể hiện một cách tích cực vai trò của một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Hội đã tập trung vào những vấn đề mang lại lợi ích cộng đồng, phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện, phối hợp với các hội viên thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức nhiều lớp học và các hội thảo khoa học về những vấn đề thiết thực của nghề nghiệp thông tin KH&CN nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên và cán bộ thông tin - thư viện, thực hiện những dịch vụ liên quan đến cung cấp thông tin cho NCPT và tư vấn, phản biện, giám định xã hội.

Cụ thể, Hội đã thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển sự nghiệp thông tin KH&CN, như:

Phối hợp với Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN quốc gia), Hội đã tham gia thực hiện Dự án “Phát triển nguồn tin và nghiệp vụ thư viện” của Liên hợp thư viện Việt Nam với sự tài trợ của tổ chức The Atlantic Philanthropies và PERI/INASP, Mỹ.

Tham gia thực hiện các dự án dịch và đưa vào ứng dụng một số tiêu chuẩn nghiệp vụ nước ngoài tại các cơ quan thông tin và thư viện Việt Nam, như Phân loại DDC, Khổ mẫu MARC-21 và AACR-2, cũng như nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các chuẩn biên mục MARC 21, AACR 2 và Bản dịch DDC 14 tại các cơ quan thông tin và thư viện ở nước ta.

Tham gia thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết TW5 khoá IX về “Kinh tế tập thể và tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", Hội đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu "Xây dựng mô hình hệ thống đảm bảo thông tin công nghệ và kỹ thuật tiến bộ cho phát triển kinh tế tập thể, trang trại và hộ gia đình” (từ 2003 đến 2008).

Hội đã phối hợp với trường Đại học KHXH&NV Hà Nội tổ chức tập huấn ”Ứng dụng Web 2.0 trong hoạt động thông tin-thư viện” với sự tham gia giảng dạy của giảng viên quốc tế đến từ Australia; cùng Trung tâm Thông tin Khoa học Thống kê tổ chức tốt lớp bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, Hội cũng đã chủ động tham gia phối hợp với các hội viên và cơ quan thông tin - thư viện tổ chức nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành thông tin – thư viện và về những lĩnh vực KH&CN có tác động đến hoạt động thông tin.

Hội cũng tập hợp đội ngũ trí thức thông tin KH&CN, cũng như nhiều nhà KH&CN khác, tạo điều kiện để họ phát huy tiềm năng sáng tạo, thẳng thắn phát biểu ý kiến về những vấn đề hệ trọng liên quan đến chính sách thông tin quốc gia, phản ánh trung thực dư luận xã hội đối với các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và thông tin KH&CN nói riêng.

Cụ thể, Hội đã tham gia nghiên cứu và góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp 2013, Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Dự thảo Luật Thư viện, Dự thảo Nghị định số 159/2004/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định số 11/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ... và nhiều dự thảo khác.

Ông Phạm Văn Vu - Phó Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: “Thời gian qua, Hội đã tham gia nhiều hoạt động tích cực, đóng góp sự phát triển ngành thông tin khoa học vào ứng dụng thực tiễncuộc sống như: chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp...

Về phương hướng và nhiệm vụ thời gian tới, Hội sẽ đẩy mạnh việc phát triển tài nguyên thông tin số;Tiếp tục hoàn thiện và phát triển nhanh CSDL quốc gia về KH&CN; Nâng cấp, phát huy hiệu quả Mạng lưới thông tin KH&CN Việt Nam; Đẩy mạnh dịch vụ thông tin công nghệ góp phần phát triển thị trường công nghệ Việt Nam; Nâng cao năng lực và cải tiến cơ chế hoạt động cho các tổ chức thông tin KH&CN, đặc biệt là đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ số....”.

TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề xuất: “Cần tìm một giải pháp đúng luật mà có thể phát triển được. Phải tiếp cận bằng cách tổ chức, giới thiệu công nghệ, thời đại kỹ thuật số phải góp phần tăng cường thông tin khoa học công nghệ. Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ sẽ góp phần vào sự phát triển của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nói riêng và sự phát triển của đất nước”.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam