Theo The Deccan Chronicle, một báo cáo được trình bày tại cuộc họp thường niên của Học viện nhãn khoa Mỹ, theo đó, một nhóm nhà khoa học đã phát triển thành công một liệu pháp gien mới được thiết kế để giúp bệnh nhân bị mất thị lực do căn bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber.

Liệu pháp đột phá giúp người khiếm thị khỏi cần chó hỗ trợ dẫn đường

Vũ Trung Hương | 15/11/2017, 05:23

Theo The Deccan Chronicle, một báo cáo được trình bày tại cuộc họp thường niên của Học viện nhãn khoa Mỹ, theo đó, một nhóm nhà khoa học đã phát triển thành công một liệu pháp gien mới được thiết kế để giúp bệnh nhân bị mất thị lực do căn bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber.

Liệu pháp có thể khôi phục tầm nhìn tốt đến mức người bệnh có thể di chuyển trong một mê cung dưới ánh sáng mờ ảo.

Liệu pháp mới này được gọi là "voretigene neparvovec" (Luxturna, Spark Therapeutics). Thực chất liệu pháp là dùng một phiên bản biến đổi gien của một loại virus vô hại. Thí nghiệm cho thấy 27 trong số 29 bệnh nhâncải thiện được đáng kể chất lượng thị lực. Đặc biệt, mắt họ đã tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và cải thiện thị lực ngoại biên, chịu trách nhiệm phát hiện sự chuyển động ở ngoài rìa tầm nhìn của người và giúp nhận biết bất cứ sự nguy hiểm nào đang đến gần.

Tất nhiên, khi bị bệnh di truyền trên thì thị lực không thể nào được khôi phục hoàn toàn. Nhưng bệnh nhân bắt đầu nhìn thấy hình dạng vật thể và ánh sáng. Trên thực tế, người bệnh đã không còn cần thiết phải dùng chó hỗ trợ dẫn đường. Tác dụng của liệu pháp điều trị đã được duy trì trong 2 năm. Kỹ thuật điều trị này có thể mở ra cánh cửa cho các liệu pháp gien khác điều trị cho hơn 225 đột biến di truyền gây ra chứng mù. Đặc biệt, các nhà di truyền học sẽ giải quyết chứng viêm võng mạc sắc tố thường sẽ phá hủy tế bào hình que trong võng mạc gây ra mất thị lực dần dần và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa.

Được biết khiếm thị là khi một người bị mất thị lực mà không thể điều chỉnh hoàn toàn bằng kính hoặc kính áp tròng. Theo một thống kê gần đây, tính đến năm 2015, có tới 8,8 triệu người ở Ấn Độ khiếm thị và 47,7 triệu người khác bị suy giảm thị lực vừa và nặng.

Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 36 triệu người khiếm thị và con số này sẽ tăng lên đến gần 115 triệu người vào năm 2050.

Mặc dù hiện nay không có phương pháp điều trị nào cho các bệnh võng mạc do di truyền, nhưng liệu pháp gien mới đang được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) xem xét và dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng 1.2018.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu pháp đột phá giúp người khiếm thị khỏi cần chó hỗ trợ dẫn đường