Các nhà sinh vật học cho rằng ở nhiều loài động vật có tập tính xã hội, những đặc điểm di truyền cho phép những con đầu đàn sống thọ, chống lại các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác, còn ở loài chồn cầy thì hệ thống phân cấp xã hội quyết định nguy cơ tử vong khi những con đầu đàn thường chết một cách tự nhiên, còn những con lệ thuộc thì hay bị chết đột ngột.

Lý giải nguyên nhân sống thọ của những con vật đầu đàn

31/08/2018, 17:28

Các nhà sinh vật học cho rằng ở nhiều loài động vật có tập tính xã hội, những đặc điểm di truyền cho phép những con đầu đàn sống thọ, chống lại các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác, còn ở loài chồn cầy thì hệ thống phân cấp xã hội quyết định nguy cơ tử vong khi những con đầu đàn thường chết một cách tự nhiên, còn những con lệ thuộc thì hay bị chết đột ngột.

Chồn cầy đầu đàn thường sống thọ - Ảnh: Dominic Cram - Đại học Cambridge

Theo tạp chí Current Biology, các nhà sinh vật học phát hiện ra rằng những con chồn cầy hay cầy meerkat đầu đàn, chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống phân cấp bầy đàn, thường già đi nhanh hơn nhiều so với những con đồng loại. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản chúng sống lâu hơn các cá thể cấp dưới. Được biết, cầy meerkat có tên khoa học Suricata suricatta hay còn gọi là cầy vằn, chồn đất, chồn đất châu Phi, hồ cầy, chồn cầy là loài động vật có vú nhỏ, một thành viên của họ cầy mangut và loài duy nhất của chi Suricata.

Các con đầu đàn của nhiều loài động vật bầy đàn thường sống thọ hơn các cá thể khác, mặc dù chúng phải gánh nặng trách nhiệm để duy trì vị trí lãnh đạo và giao phối. Các nhà sinh vật học cho rằng những con vật này có những đặc điểm di truyền cho phép chúng chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác. Ở một số loài côn trùng, chẳng hạn như ong, các nhà khoa học đã thực sự tìm thấy các tính năng di truyền như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp của động vật có vú, các nhà khoa học không tìm thấy những tính năng tương tự.

Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà sinh vật học đã nghiên cứu tuổi thọ của chồn cầy hay cầy meerkat - loài động vật có vú với hệ thống phân cấp nghiêm ngặt, sống theo bầy đàn lên đến 50 cá thể. Ở những con vật này, cặp cầy meerkat chi phối tạo ra tới 90% toàn bộ con cái trong bầy đàn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ADN của những con đầu đàn có dấu vết của sự lão hóa gia tăng, nhưng điều này không ngăn cản chúng sống lâu hơn các cá thể cấp dưới: tuổi thọ trung bình của những con đầu đàn là 4,4 năm so với 2,8 năm của những con khác trong đàn. Hóa ra, vấn để là ở chỗ các cá thể cấp dưới khi tìm kiếm đối tác giao phối thường buộc phải rời khỏi đàn, một việc làm rất nguy hiểm. Các con đầu đàn vắng mặt trung bình 2 giờ trong 1 năm, còn những cá thể dưới quyền của chúng thường vắng mặt trung bình những 6 ngày.

Tác giả chính của công trình nghiên cứu, nhà sinh học Dominic Cram ở Đại học Cambridge (Anh) giải thích rằng những con cầy meerkat đầu đàn thường chết do stress, khiến sức khỏe kiệt quệ dần cho đến chết và điều này có thể đoán trước được, tức là “một cái chết tự nhiên”. Còn những con cầy meerkat ở nấc thang cuối của hệ thống phân cấp bầy đàn lại thường bị chết vì những tình huống đột ngột và không thể đoán trước được, ví dụ, trở thành con mồi của thú ăn thịt, tức là vị trí của những con vật này trong hệ thống phân cấp xã hội quyết định nguy cơ tử vong.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý giải nguyên nhân sống thọ của những con vật đầu đàn