Bất chấp những phản đối của Trung Quốc, Tổng thống Obama đã có một cuộc gặp riêng với Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng vào ngày 15.6, để bàn về hòa bình thế giới và tình hình Tây Tạng.

Mặc Trung Quốc phản đối, Tổng thống Obama vẫn tiếp riêng Đạt Lai Lạt Ma

Hà Ngọc Bách | 16/06/2016, 16:11

Bất chấp những phản đối của Trung Quốc, Tổng thống Obama đã có một cuộc gặp riêng với Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng vào ngày 15.6, để bàn về hòa bình thế giới và tình hình Tây Tạng.

Đây là lần thứ tư ông Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng và lần nào Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối vàcáo buộc lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng là một "phần tử ly khai nguy hiểm".

Cuộc gặp kín đã diễn ra ở Phòng Bản đồ (Map Room) của Nhà Trắng, với lý do là ông Obama muốn có cuộc gặp gỡriêngvớingười mà ông kính trọng chứ không phảimột nguyên thủ quốc gia (diễn ra ở Phòng Bầu Dục).Do tính chất "riêng tư" của buổi gặp, ông Obama và Đạt Lai Đạt Ma đã gặp nhau mà không có mặt của truyền thông.

"Tính riêng tưcủa cuộc gặp mặt giải thích lý do tại sao Tổng thống Obama lại gặp Đạt Lai Lạt Ma ở Nhà Trắng", phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Josh Earnest nói, khẳng địnhtình cảm đặc biệt mà ông Obama dành cho Đạt Lai Lạt Ma.

Ông Obama gọi người mà Trung Quốc cáo buộclà"phần tử ly khai nguy hiểm" là "một người bạn tốt".

Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng chỉ trích cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Đạt Lai Lạt Ma. “Nếu Mỹ lên kế hoạch cho cuộc gặpthì việc đósẽ gửi một tín hiệu sai trái tới các lực lượng ly khai và đòi độc lập cho Tây Tạng, đồng thời ảnh hưởngđến sự tin tưởng và hợp tác song phương Trung - Mỹ”, ông Lục Khảng nói.

Tuy nhiên, Nhà Trắng tuyên bốkhông hề ủng hộ Tây Tạng ly khai khỏi Trung Quốc vànói rằngông Obama muốn Bắc Kinh và Đạt Lai Lạt Ma đối thoại hòa bình với nhau.

“Theo chính sách của Mỹ, Tây Tạng được coi là một phần của Trung Quốcvà Mỹ chưa hề nói ủng hộ Tây Tạng độc lập”, phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Josh Earnest phát biểu.

“Cả Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Obama đều đánh giá cao tầm quan trọng của một mối quan hệ mang tính xây dựng và hiệu quả giữa Mỹ và Trung Quốc. Tất cả những điều đó là lập trường chính sách của Mỹ trước khi diễn ra cuộc gặp. Chính sách của chúng tôi cũng không hề thay đổi sau cuộc gặp”, ông Earnest nói.

Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng tỏ lời cảm ơnĐạt Lai Lạt Ma vì sự "chia buồn sâu sắc đối với nước Mỹ sau vụ khủng bố ở Orlando, Florida".

Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong ở Ấn Độ kể từ sau một cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959. Suốt từ đó đến nay, Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đấu tranh đòi thêm quyền tự trị cho Tây Tạng thay vì đòi độc lập, nhưng Trung Quốc cáo buộc ông muốn giành độc lập cho Tây Tạng.

Thiên Hà (theo Daily Mail)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mặc Trung Quốc phản đối, Tổng thống Obama vẫn tiếp riêng Đạt Lai Lạt Ma