Trang Sputnik (Nga) dẫn lời chuyên gia quân sự David Axe: máy bay ném bom mới của Trung Quốc nguy hiểm hơn chiếc B-52 của Mỹ.

Máy bay ném bom mới của Trung Quốc nguy hiểm hơn B-52?

Một Thế Giới | 17/08/2015, 14:47

Trang Sputnik (Nga) dẫn lời chuyên gia quân sự David Axe: máy bay ném bom mới của Trung Quốc nguy hiểm hơn chiếc B-52 của Mỹ.

Trong khi đó, trang Military Today nêu: chiếc H-6K của Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) có thể bay khu phòng không của đối phương, để tấn công các mục tiêu ở Việt Nam,  Nhật Bản, Malaysia, Philippines cùng đảo Guam và quần đảo Hawaii của Mỹ.  

Máy bay ném bom mới của Trung Quốc là một kiểu máy bay ném bom chiến lược tầm xa, được xem là B-52 của Bắc Kinh. H-6K bay chuyến đầu tiên vào năm 2007 và chính thức phục vụ PLA năm  2009. Ít nhất hai trung đoàn không quân TQ được cho là đang sử dụng H-6K vào thời điểm này.
Là máy bay ném bom hạng nặng, H-6K  có khả năng bay xa, tiết kiệm nhiên liệu với hệ thống điện tử hiện đại cùng dàn vũ khí mạnh mẽ. Nó được cho là có thể mang theo 12 tấn vũ khí, gồm tối đa 6 tên lửa siêu thanh đối hạm YJ-12 hay các tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-20.  
Nhờ đó, nó có thể tấn công các mục tiêu cách xa từ 250 đến 1.500 dặm. Bán kính tấn công mục tiêu của H-6K là gần 2.200 dặm, có thể được mở rộng phạm vi đáng kể nhờ khả năng tiếp nhận nhiên liệu ngay lúc đang bay. 
Với khả năng tiếp nhận nhiên liệu trên không, H-6K có thể bay đến Thái Bình Dương săn tàu chiến Mỹ, thậm chí bay cách xa căn cứ máy bay ném bom chiến lược của Mỹ ở đảo Guam, khoảng 3.000 dặm tính từ Hoa lục. 
Nhà phân tích Hans Kristensen nêu: “Có thể được, nếu nó có thể xuyên thủ hệ thống phòng không”, trong khi Jon Solomon nói H-6K có thể được chiến đấu cơ J-11 hộ tống.
Tuy nhiên, nhà phân tích Axe nêu: khả năng tấn công mục tiêu của H-6K còn hạn chế, lượng tiêu hao nhiên liệu của máy bay này còn cao. TQ vẫn chưa xử lý được cả hai vấn nạn này.
Việc H-6K bay ở khoảng cách thật xa vẫn chưa đủ, vì các cuộc tấn công tầm xa nhất là chống lại tàu chiến đang di chuyển trên biển cần lên kế hoạch cẩn thận và chọn mục tiêu chính xác.
Mũi H-6K có hệ thống radar không đối đất hiện đại, giúp hướng dẫn tên lửa YJ-12, nhưng còn thiếu khả năng phát hiện mục tiêu cho tên lửa CJ-20 tấn công.
Vì thế, CJ-20 đòi hỏi người lên kế hoạch tấn công nạp dữ liệu chính xác lên máy điện toán của tên lửa này trước khi phóng.
Tên lửa YJ-12 có thiết bị phát hiện mục tiêu riêng, nhưng H-6K vẫn cần chọn khu vực chính xác để nó có thể phát hiện và tấn công một tàu chiến địch.
B-52 vẫn mạnh hơn H-6K
Axe khẳng định: “Tuy nhiên, công bằng mà nói, B-52 vẫn vượt trội hơn về khả năng mang nhiều bom và tên lửa, bay được xa hơn".
H-6K còn bị chê là “bản sao” của loại máy bay ném bom chiến lược 2 động cơ Tupolev Tu-16 nổi tiếng của Nga vốn bay lần đầu tiên hồi tháng 4.1952.
Tu-16 là là chiếc máy bay ném bom động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô, sử dụng 2 động cơ AM-3, có thể mang theo 10 tấn bom qui ước hoặc bom hạt nhân. Nó có thể bay hơn 1.000 dặm trước khi phải bay về căn cứ.
Axe nói Tu-16 là một loại máy bay đáng tin cậy, tương tự B-52 vốn bay lần đầu tiên từ năm 1954, sau nhiều lần được nâng cấp thì vẫn mạnh hơn.

Hiện chỉ có 3 nước có máy bay ném bom hạng nặng tầm xa: Nga có 170 chiếc, Mỹ có 160 chiếc và TQ có 130 chiếc H-6.

Nga đã nhanh chóng phát triển nhiều phiên bản Tu-16 để do thám, chiến tranh điện tử, tiếp nhiên liệu giữa trời và mang nhiều tên lửa hành trình để có thể tấn công tàu sân bay hải quân Mỹ. Các phiên bản mới bay nhanh hơn, hiện đại hơn là Tu-22M và Tu-160.   

TQ mua công nghệ Tu-16 từ cuối thập niên 1950. Trong 60 năm sau đó, tập đoàn nhà nước Xian sản xuất khoảng 200 chiếc “nhái” Tu-16: chiếc H-6 có tổ bay 4 người, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ:

H-6A là một máy bay ném bom hạt nhân, H-6B do thám, H-6C ném bom qui ước và có phiên phản H-6U tiếp nhiên liệu. H-6H, M và K đều mang tên lửa hành trình. 

Bảo Vĩnh (Theo National Interest, Sputnik)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
34 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máy bay ném bom mới của Trung Quốc nguy hiểm hơn B-52?