Do mang dép kẹp (dép xỏ quai) khiến 2 bên bàn chân của bệnh nhân bị khuyết, gây nên tình trạng nhiễm trùng, nhất là bàn chân trái bị lở loét, hoại tử rất nghiêm trọng. Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 18.2, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho hay đang tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm trùng bàn chân trái rất nặng do đi dép kẹpmới phát hiện mình bị bệnh đái tháo đường.
Bệnh nhân là bàH.T.S.(53 tuổi, quê ở Trà Vinh) được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM trong tình trạng bàn chân trái sưng đỏ toàn bộ, ở mặt lòng ngón 1có nhiều dịch chảy ra.
Trên cả hai bàn chân có in dấu vết của quai dép, và kẽ ngón 1- 2chân trái chảy dịch cũng là vị trí quai xỏ của dép ở bàn chân.
Theo người nhà của bà S. thì bà thường xuyên mang dép. Công việcthường ngày của bệnh nhân làrửa chén đĩa tại một quán ăn ở địa phương.
Cách nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân thấy kẽ ngón 1-2bàn chân trái chảy dịch nhưng chỉ nghĩ là do nước đọng. Tuy nhiên, dịch càng xuất hiện nhiều hơn, kèm theo tình trạng sưng đỏ bàn chân trái và sốt lạnh run. Bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện địa phương và sau đó được chuyển đếnBệnh viện Nhân dân 115.
Bác sĩ Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, qua thăm khám và làm các kỹ thuật cận lâm sàng không ghi nhận bệnh nhân bị tổn thương bàn chân; số lượng bạch cầu máu là 18650/mm3, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính 76%; đường huyết là 336 mg/dL; HbA1c 13.7%. Các bác sĩở đây chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng chân trái do mang dép kẹp và bị bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Theo bác sĩ Khoa, bệnh nhân này bị đái tháo đường tuýp 2 nhưngkhông biết,khi bị nhiễm trùng bàn chân do mang dép kẹp mới biết mình bị bệnh đái tháo đường.
Phân tích của bác sĩ Khoa cho thấy nguyên nhân khiến bàn chân của bệnh nhân này nhiễm trùng nặng là do mang dép không phù hợp, gây sang chấn bàn chân và làm việc trong muôi trườngẩm ướt thường xuyên, có thể có chất ăn mòn da. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng nặng trên cũng một phần do đường huyết của bệnh nhân cao.
Trước tình trạng trên, các bác sĩ tiến hành kiểm soát đường huyết bằng insulin. Sau đó, các bác sĩ rạch tháo dẫn lưu mủ, cắt lọc mô hoại tử bàn chân trái. Bệnh nhân được thay băng tích cực mỗi ngày và điều trị kháng sinh phổ rộng, liều cao.
“Hiện sau 3 tuần điều trị tại khoa Nội tiết, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân đã cải thiện, vết thương bắt đầu lên mô hạt và có dấu hiệu lành”, bác sĩ Khoa cho hay.
Theo bác sĩKhoa, đốivới bệnh nhân đái tháo đường, việc mang dép kẹp (dép xỏ quai) có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàn chân do dép không che phủ toàn bộ mu bàn chân nên ít khả năng bảo vệ được vùng da chân khi sang chấn, ngoài ra chỗ tiếp xúc giữa quai xỏ và kẽ ngón chân 1-2lâu ngày có thể bị trầy và đọng nước, tạo điều kiện cho nhiễm trùng xuất hiện.
Hồ Quang