Tổ chức, cá nhân mua bán vàng miếng không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Mua bán vàng miếng không đúng chỗ sẽ bị phạt thế nào?

Tuyết Nhung 19/02/2024 11:07

Tổ chức, cá nhân mua bán vàng miếng không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Ngày vía Thần Tài, mọi người thường đi sắm vàng cầu một năm may mắn về tài chính. Việc mua, bán vàng miếng chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Nghị định 24 quy định về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau: Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Theo đó, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Có vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên; Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên; Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không được mua bán vàng miếng tại các tổ chức, doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

Cụ thể, theo Nghị định 88, tổ chức, cá nhân mua bán vàng miếng tại các tổ chức, doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với tổ chức vi phạm: Tổ chức mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ bị xử phạt cảnh cáo; Tổ chức mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đối với cá nhân vi phạm: Cá nhân mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ bị xử phạt cảnh cáo; Cá nhân mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 24 thì việc kinh doanh mua bán vàng miếng không đúng quy định sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh mua bán vàng miếng không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp kinh doanh mua bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng.

Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kinh doanh mua bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm trong trường hợp tái phạm; ngoài ra còn bị thu hồi giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh mua bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Trong nghị định 24, các loại vàng được phép mua bán bao gồm: vàng trang sức, mỹ nghệ và vàng miếng.

Với vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

Bài liên quan
Chênh lệch giá mua-bán vàng miếng chỉ còn 2,5 triệu đồng/lượng
Biên độ giá mua-bán vàng miếng SJC từ mức 2,7-3 triệu đồng/lượng được giảm xuống còn 2,45 - 2,5 triệu đồng, tăng chiều mua, giảm chiều bán.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mua bán vàng miếng không đúng chỗ sẽ bị phạt thế nào?