Tỉ phú người Mỹ Warrent Buffett đã từng nói: “Một nhà khởi nghiệp thực thụ phải dám đương đầu rủi ro và không ngừng học hỏi".

Muốn khởi nghiệp phải dám đương đầu rủi ro và không ngừng học hỏi

Hà Ngọc Bách | 03/02/2017, 23:41

Tỉ phú người Mỹ Warrent Buffett đã từng nói: “Một nhà khởi nghiệp thực thụ phải dám đương đầu rủi ro và không ngừng học hỏi".

Năm 2016, "khởi nghiệp" là một từ khóa thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm khởi nghiệp của châu lục và thế giới. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều hành động ủng hộ cộng đồng khởi nghiệp như nhanh chóng xây dựng và thông qua đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".

Đề án này được dư luận đánh giá rất cao và nhận được nhiều sự ủng hộ từ giới doanh nghiệp cũng như các quỹ đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhiều quỹ đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước đã được hình thành tại Việt Nam thời gian vừa qua.

Mới đây, quỹ Vietnam Innovative Startup Accelerator (VIISA - Quỹ Tăng tốc Khởi nghiệp Việt Nam) đã công bố khai mạc chương trình tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Đây là quỹ đầu tư khởi nghiệp do 3 tập đoàn FPT, Dragon Capital và Hanwha đầu tư với số tiền lên đến 6 triệu USD (khoảng 130 tỉ đồng).

Trao đổi với phóng viênBáo điện tử Một Thế Giớiông Adrian Tan - Giám đốc Chương trình của VIISA đãchia sẻ về những tiềm năng lẫn khó khăn, thách thức của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam so với khu vực Đông Nam Á.

"Thế mạnh của Singapore là xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhanh, có nhiều kinh phí hỗ trợ cho người khởi nghiệp nhưng vấn đề mà chúng tôi đang phải đối mặt làkhông đủ nhân lực và là một thị trường nhỏ.Ngược lại, Việt Nam có rất nhiều lợi thế", Tan nói.

Đầu tiên, Việt Nam có hơn 90 triệu dân và thu nhập bình quân đang tăng lên, đây là một thị trường rộng mở cho tất cả các ngành hàngcũng như dịch vụ mà giới khởi nghiệp có thể khai thác làm bàn đạp cho sự phát triển doanh nghiệp.

Thứ đến, so với các nước khác trong khối ASEAN, Việt Nam có tỉ lệ người biết đọc biết viết ở độ tuổi trưởng thành rất cao 97,3% (báo cáo của Chính phủ năm 2016), hơn cả mức bình quân thế giới đang là 85,3% (con số do Unicef công bố), haymột thị trường mới nổi cạnh tranh nhưMyanmar chỉ có 92%. Đây là nền tảng phát triển các dịch vụ công nghệ cao cũng như hàng loạt các sản phẩm đòi hỏi kỹ năng đọc viết và trình độ hiểu biết nhất định.

Theo báo cáo năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam có khoảng 100.390 lao động có trình độ kỹ sư. Đây thực sự là một con số ấn tượng nhưng thực sự chưa được khai thác đúng mức để đóng góp phát triển như mong đợi của các chuyên gia quốc tế.

​Với lợi thế công nghệ, chúng ta có thể phát triển nhanh và rẻ hơn khi khởi nghiệp, cộng thêm việc học hỏi từ các công ty khác và ngay cả đổi thủ cạnh tranh của mình.

Xét về văn hóa, người Việt Nam luôn đổi mới sáng tạo và lạc quan và không ngại làm lại từ đầu. Theo Tan thì đây là tố chất rất cần thiết giúp mang đến thành công cho những nhà khởi nghiệp. Sự lạc quan và tự tin cho phép các nhà khởi nghiệp Việt Nam dám thử những mô hình kinh doanh lạ và có thể mang tính đột phá cao.

Thậm chí Việt kiều cũng là một lợi thế của Việt Nam, giống như nhiều người Israel ở nước ngoài đã về đóng góp xây dựng Israel.Họ có nền tảng giáo dục tốt hơn và nhiều kỹ năng cốt lõi tốt hơn.

Bên cạnh đó, những kỹ năng căn bản của một nhà khởi nghiệp thành công theo Tan là phải xác định được phân khúc thị trường, quản lý công nợ, kêu gọi đầu tư, tập trung phát triển theo giai đoạn phù hợp. Hầu hết các dự án khởi nghiệp đều bị bó buộc về số lượng nhân sự, vốn cũng như thời gian cần có để tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh, tiến tới phát triển sâu rộng hơn.

Tan cho rằng rất khó liệt kê hết những sự hậu thuẫn cần có để phát triển cộng đồng khởi nghiệp.Các chương trình hỗ trợ của chính phủ, cá nhân và các chương trình ươm giống khởi nghiệp chỉ có thể hỗ trợ phần nào bởi như Warrent Buffett đã từng nói: “Một nhà khởi nghiệp thực thụ phải dám đương đầu rủi ro và không ngừng học hỏi".

Khu vực Đông Nam Ácó đến 650 triệu dân vớinhiều bản sắc khác nhau.Tuy nhiên thách thức khởi nghiệp của chúng ta đều giống nhau.Cái chúng ta cầnxây dựng là mộtcộng đồng khởi nghiệp, từ người dân, doanh nghiệp, trường đại học, chính quyền đến các nhà đầu tư. Đó là yếu tố quan trọng nhất để hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.

"Điều thu hút tôi ở Việt Namlà sự lạc quan của các bạn, nó đã truyền cảm hứng chotôi.Tôi cảm thấy mình trẻ hơn và tràn đầy năng lượng sống hơn.Đó là những gì chúng ta cần khi khởi nghiệp.Với những yếu tố lợi thế trên, tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có rất nhiều đóng góp cho cộng đồng khởi nghiệp toàn cầu", Adrian Tan khẳng định.

Clipphỏng vấnAdrian Tan do PV Thiên Hà thực hiện:

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Muốn khởi nghiệp phải dám đương đầu rủi ro và không ngừng học hỏi