Nguy cơ Iran tiến hành tấn công mạng Mỹ tăng cao kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và nay có thể sẽ trầm trọng hơn khi Washington vừa khôi phục sự trừng phạt với Tehran vào ngày 7.8.

Mỹ chuẩn bị đối phó cuộc tấn công mạng từ Iran

Cẩm Bình | 09/08/2018, 17:40

Nguy cơ Iran tiến hành tấn công mạng Mỹ tăng cao kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và nay có thể sẽ trầm trọng hơn khi Washington vừa khôi phục sự trừng phạt với Tehran vào ngày 7.8.

Theo bà Priscilla Moriuchi, nhân viên cấp cao công ty an ninh mạng Recorded Future: “Dù không phát hiện mối đe dọa cụ thể nào, nhưng chúng tôi ghi nhận nhiều trao đổi liên quan đến hoạt động đe dọa của Iran trong vài tuần qua”.

Tháng 5 trước, Recored Future từng dự đoán quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sẽ khiến Mỹ phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng từ quốc gia Trung Đông trong vòng 2-4 tháng.

Tình báo Mỹ xếp Iran vào danh sách mối đe dọa an ninh mạng lớn của nước này, cùng với Nga và Trung Quốc. Giới chức Washington cáo buộc Tehran thực hiện hàng loạt vụ tấn công nhắm vào các ngân hàng trong khoảng thời gian 2012-2014, làm thiệt hại hàng chục triệu USD, cũng như từng cố xâm nhập hệ thống hạ tầng quan trọng.

Iran phủ nhận, thậm chí tố cáo ngược lại Mỹ. Ông Alireza Miryousefi, người phát ngôn của phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc, khẳng định năng lực mạng của nước này chỉ được dùng cho mục đích phòng vệ, trong khi Washington mới là quốc gia thực hiện tấn công mạng nhiều nhất.

Ngày 7.8, Mỹ khôi phục trừng phạt. Vòng trừng phạt đầu tiên này bao gồm ngăn chặn Iran thu mua USD, cấm các hoạt động xuất nhập khẩu kim loại, than, các phần mềm liên quan tới công nghiệp và ngành sản xuất ô tô...

Ông Norm Roule, cựu nhân viên Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng Tehran có khả năng huy động lực lượng tác chiến mạng để đáp trả. Tuy nhiên, quốc gia Trung Đông này sẽ không tổ chức một cuộc tấn công gây ra quá nhiều thiệt hại để vẫn duy trì được quan hệ tốt đẹp với châu Âu (bên cam kết duy trì thỏa thuận hạt nhân) trong khi vẫn chứng minh được rằng họ đủ sức khiến Mỹ phải trả giá.

“Hoạt động không gian mạng của Iran thường rất mạnh mẽ và gây hại lớn, hơn cả Nga. Tin tặc Iran là chuyên gia phá hoại”, ông Roule đánh giá.

Lúc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Cục Điều tra liên bang (FBI) đã ban hành một cảnh báo, nhắc nhở về nguy cơ Tehran mở nhiều cuộc tấn công “trả đũa” vào những hệ thống máy tính ở Mỹ, từ xâm nhập tìm lỗ hổng bảo mật cho đến xóa dữ liệu.

Công ty tư vấn Accenture Security ngày 7.8 cũng cho rằng trừng phạt sẽ khiến Iran“tăng cường hoạt động mạng được nhà nước bảo trợ”.

Theo bà Moriuchi, đối tượng dễ bị Iran nhắm đến nhất chính là những mục tiêu từng bị tấn công trong thời gian 2012-2014, gồm có ngân hàng và dịch vụ tài chính, cơ quan chính phủ, nhà cung cấp hạ tầng trọng yếu cùng với doanh nghiệp ngành năng lượng.

Cẩm Bình (theo The Globe and Mail)
Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ và TikTok muốn tòa án nhanh chóng xét xử, ra phán quyết về luật có thể cấm ứng dụng
Bộ Tư pháp Mỹ và TikTok đã yêu cầu Tòa án phúc thẩm Mỹ đặt ra lịch trình nhanh chóng để xem xét các thách thức pháp lý với luật mới yêu cầu tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) phải thoái vốn khỏi TikTok ở Mỹ trước ngày 19.1.2025, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng này sẽ đối mặt với lệnh cấm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
27 phút trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chuẩn bị đối phó cuộc tấn công mạng từ Iran