Trong một bài viết gần đây trên tạp chí Ngoại giao, Campbell đã so sánh việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc với nhiệm vụ duy trì hòa bình giữa các cường quốc ở châu Âu trong và sau thời kỳ Napoléon.

Mỹ sẽ theo chính sách ngoại giao thời kỳ Napoleon để đối phó Trung Quốc

Anh Tú (theo BI) | 25/01/2021, 15:42

Trong một bài viết gần đây trên tạp chí Ngoại giao, Campbell đã so sánh việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc với nhiệm vụ duy trì hòa bình giữa các cường quốc ở châu Âu trong và sau thời kỳ Napoléon.

Nếu ai đó mong đợi sẽ có một cuộc "thiết lập lại" chính sách ngoại giao nào đó giữa Bắc Kinh và Washington khi chính quyền Biden chấp chính, thì họ sắp phải thất vọng. Chính sách đối phó Trung Quốc của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden có thể vẫn sẽ quyết đoán như dưới thời Tổng thống Donald Trump mà lại còn hiệu quả hơn nhiều.

Trong những tuần cuối cùng Trump tại vị, người của Trump khẳng định họ cố gắng ban hành càng nhiều chính sách cứng rắn với Trung Quốc càng tốt. Ví dụ, vào ngày 9.1, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã chấm dứt các hạn chế tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan.

Những hạn chế đó đã được áp dụng kể từ khi Bắc Kinh và Washington tái khởi động quan hệ những năm 1970. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình - khiến sự lãnh đạo của Đài Bắc trở nên vô danh trong mắt Bắc Kinh - và đã nói rằng bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ vào Đài Loan đều là bước qua "lằn ranh đỏ".

Một phần, những động thái phút chút của chính quyền Trump được thực hiện như một cách để buộc chính sách của chính quyền Biden sắp tới phải đi theo một con đường tích cực hơn. Nhưng điều đó có vẻ không cần thiết. Biden đã báo hiệu rằng ông sẽ tiếp tục làm việc với Đài Loan bằng cách mời đặc phái viên của Đài Loan đến Mỹ - lần đầu tiên một phái viên Đài Loan được mời tham dự lễ tuyên thệ Tổng thống Mỹ kể từ năm 1979.

"Trump đã đúng khi thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc", Ngoại trưởng sắp tới Tony Blinken cho biết trong phiên điều trần trước Thượng viện vào tuần trước. Blinken cho biết ông cũng tán thành ý kiến của cựu ngoại trưởng Pompeo rằng việc Trung Quốc đối xử với người thiểu số Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương đáng được coi là hành vi diệt chủng.

Đối phó Trung Quốc là nơi đội Trump và đội Biden gặp nhau. Trong bốn năm qua, cục diện địa chính trị đã thay đổi. Trung Quốc đã có một thái độ liều lĩnh hơn, một phần được thúc đẩy bởi niềm tin rằng Mỹ rắp tâm phá hủy nền kinh tế Trung Quốc, và một phần được thúc đẩy bởi niềm tin rằng Mỹ suy tàn.

Không có nhiều chim bồ câu đối với Trung Quốc ở Washington. Điều mà trước đây dường như không thể xảy ra. Sự tách biệt của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc - giờ đây đã được thảo luận như một thứ cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Biden hiểu rằng Mỹ đã chuyển từ việc ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc sang cạnh tranh với nó và rõ ràng là ông ấy có kế hoạch tác động với thực tế đó bằng một chiến lược rất khác so với đội của Trump. Thậm chí, chính sách của Biden được kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn.

Chính sách ngoại giao nào của Mỹ

Chính sách đối phó Trung Quốc của Trump được xác định bằng hành động kiên quyết và đơn phương, nhưng điều đó không đưa đi được xa. Chính quyền Trump đã không thể ép buộc Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp ở Hồng Kông. Họ cũng đã thất bại trong việc kiềm chế sự tăng cường quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Mỹ không thể thuyết phục được các đồng minh trong Liên minh châu Âu ngừng việc ký kết một thỏa thuận thương mại song phương mới với Bắc Kinh.

Những gì được cho là thành tựu nổi bật của Trump là Thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" với Trung Quốc - cũng đã thất bại. Theo chuyên gia thương mại Chad Bown tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Trung Quốc chỉ mua 42% hàng hóa Mỹ mà họ hứa sẽ mua vào năm 2020 như một phần của thỏa thuận. Và thỏa thuận sơ bộ gần như không thể làm gì để chuyển cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc khỏi sự kiểm soát của nhà nước và hướng tới chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, vốn được cho là mục tiêu trong cuộc chiến thương mại của Trump.

Cách tiếp cận thô ráp này sắp thay đổi. Đầu tháng này, chính quyền Biden đã thông báo rằng họ sẽ tạo ra một vai trò tập trung vào châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia do Kurt Campbell đảm nhiệm. Campbell là một nhà ngoại giao lâu năm và là người sáng lập công ty tư vấn, The Asia Group. Việc bổ nhiệm đó là một dấu hiệu cho thấy chính sách đối ngoại với Trung Quốc của Biden vẫn là quyết đoán.

Trong một bài viết gần đây trên tạp chí Ngoại giao, Campbell đã so sánh việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc với nhiệm vụ duy trì hòa bình giữa các cường quốc ở châu Âu trong và sau thời kỳ Napoléon. Đó là thời điểm chuyển đổi liên minh và hoạt động ngoại giao nhạy bén không ngừng để duy trì sự ổn định trong khu vực.

Campbell cho rằng Mỹ sẽ cần sự nhạy bén và xây dựng liên minh tương tự để duy trì quan hệ hòa bình ở châu Á trong thời kỳ Trung Quốc trỗi dậy. Chìa khóa để duy trì sự ổn định sẽ là đảm bảo rằng sức mạnh khu vực được cân bằng về mặt quân sự, củng cố tính hợp pháp của một trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ và dẫn đầu một liên minh nhiều bên gồm các quốc gia có thể gây áp lực hiệu quả với Bắc Kinh.

Chính sách đối phó Trung Quốc tốt nhất cần bắt đầu ở Mỹ

Một số khả năng của Mỹ khi thực hiện chiến lược này đã bị tổn hại trong thời chính quyền Trump. Trump đã rút Mỹ ra khỏi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, nơi đáng ra Mỹ có thể tập hợp các nước gây áp lực lên Trung Quốc để cho phép các nhà khoa học vào nước này điều tra COVID-19.

Các đồng minh của Mỹ sẽ cần được nhắc nhở rằng họ và Mỹ là những đối tác tốt. Washington sẽ cần lắng nghe họ một lần nữa - điều mà các nhà ngoại giao của Trump không màng biết đến. Nếu hợp tác với Bắc Kinh, Mỹ sẽ phải đưa họ vào quá trình xây dựng quy tắcvà chấp nhận thực tế về vai trò một cường quốc đang lên của Trung Quốc.

Nhưng điều quan trọng nhất mà Biden cần hiểu là chính sách tốt nhất đối phó Trung Quốc bắt đầu từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Một trong những đặc điểm nổi bật của nhiệm kỳ tổng thống Trump là không có kế hoạch cho bất cứ điều gì, Mỹ lẩn quẩn từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, chế giễu các đồng minh của mình và nháy mắt với kẻ thù mỗi bước trên đường đi. Mỹ sẽ không thắng một cuộc cạnh tranh cường quốc theo cách đó.

Các đối thủ của Mỹ muốn vẽ ra một bức tranh về nền dân chủ như một sự thất bại, về một nước Mỹ đang suy tàn - và điều đó đã không khó khăn trong 4 năm qua. Nhưng một kế hoạch tốt để hồi sinh nước Mỹ sẽ chặn đứng nỗ lực của đối thủ.

Cuối tuần trước, Biden đã vạch ra kế hoạch cứu trợ khẩn cấp cho những người Mỹ đang vật lộn trong đại dịch coronavirus. Sau đó, ông giải thích, ông sẽ thúc đẩy Quốc hội thông qua một kế hoạch khác để đầu tư vào ngành công nghiệp Mỹ từ công nghệ đến sản xuất. Loại đầu tư này vào nền kinh tế và con người là phần quan trọng nhất trong cách Mỹ thực hiện hành động tích cực, hiệu quả để chống lại Trung Quốc. Nước Mỹ bắt đầu bằng cách tự soi chính mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ theo chính sách ngoại giao thời kỳ Napoleon để đối phó Trung Quốc