Mỹ sẽ có các hoạt động giám sát biển Đông, để xem các “bước hạ nhiệt” có được thực hiện hay không, sau khi Trung Quốc phản đối Mỹ đòi Bắc Kinh phải chấm dứt các hoạt động hung hăng trên vùng biển tranh chấp này.

Mỹ tăng quân ở Úc để giám sát biển Đông

Một Thế Giới | 11/08/2014, 14:32

Mỹ sẽ có các hoạt động giám sát biển Đông, để xem các “bước hạ nhiệt” có được thực hiện hay không, sau khi Trung Quốc phản đối Mỹ đòi Bắc Kinh phải chấm dứt các hoạt động hung hăng trên vùng biển tranh chấp này.

Một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho Reuters biết như trên hôm 11.8, khi cùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đặt chân đến Sydney, để cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói chuyện về việc tăng khả năng phòng thủ và hợp tác an ninh mạng với các quan chức chính phủ Úc.  

Tại Diễn đàn khu vực ASEAN vừa kết thúc tại Myanmar hôm 11.8, Mỹ đề nghị tất cả các bên ngưng các hành động khiêu khích trên biển Đông, nhưng  TQ đáp trả lạnh lùng, sau khi họ đem giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5. TQ còn cho xây dựng trái phép và tuyên bố chủ quyền gần trọn biển Đông.

Sau khi dự Diễn đàn trên, ông Kerry cùng nữ đồng nhiệm Úc Julie Bishop cùng bay đến Sydney, nơi và Bishop sẽ chủ trì cuộc gặp Tư vấn cấp Bộ trưởng Úc-Mỹ (AUSMIN) vào ngày 12.8,  để bàn về hợp tác quốc phòng-an ninh, cùng tình hình Iraq, Ukraine.

AUSMIN cũng là dịp hai bên bàn việc hợp tác về phòng thủ bằng tên lửa đạn đạo, an ninh mạng và an ninh biển, hợp tác không gian, thay đổi khí hậu và thương mại song phương.

Các Bộ trưởng hai nước sẽ ký một thỏa thuận từng đạt được giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Tony Abbott, về việc triển khai thủy quân lục chiến Mỹ đến Úc để tập trận, huấn luyện trong các lĩnh vực như cứu hộ thảm họa.

Báo Wall Street Journal còn đưa tin Mỹ đang xem xét tăng cường số chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đến Darwin, nhằm đào sâu quan hệ quốc phòng với các đồng minh của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston sẽ nói chuyện với các quan chức Mỹ về kế hoạch này, như một phần nói chuyện về đề nghị mở tấm khiên phòng thủ tên lửa điện đạo cho các đồng minh châu Á của Mỹ.   

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói: “Mối quan tâm ở đây là máy bay chiến lược, hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai lực lượng không quân Mỹ-Úc”.

Hiện có khoảng 1.150 lính thủy đánh bộ Mỹ trú cùng một số nhân viên quân sự đóng ở Darwin (cực bắc Úc) theo thỏa thuận 2011, khi ông Obama mở chủ trương “xoay trục về châu Á tăng trưởng kinh tế nhanh.

Lực lượng này sẵn sàng phản ứng với những xung đột trong khu vực, tham gia các hoạt động nhân đạo. Dự kiến Mỹ sẽ tăng số quân này lên 2.500 lính từ năm 2017.

Các nhà chiến lược quốc phòng Mỹ đánh giá cao những căn cứ quân sự Úc nằm ở khoảng cách an toàn hơn, tránh được cuộc tấn công bằng tên lửa của TQ, so với các căn cứ Mỹ hiện có tại Nhật, Hàn Quốc và đảo Guam. Mặt khác, Mỹ dễ tiếp cận các cuộc tập trận lớn ở những vùng hẻo lánh của Úc.     

Về phần mình, Úc xem việc Mỹ ngày càng hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương là một sự hỗ trợ cần thiết cho lực lượng quân sự tương đối nhỏ của Úc, trong bối cảnh bất ổn ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Các quan chức quân sự cấp cao Mỹ-Úc trong tuần này sẽ đến Darwin, theo dõi một cuộc tập trận không quân lớn nhất châu Á, gồm 7 nước tham gia.

Chiến dịch “Bãi Đen” hai năm tổ chức hai năm/lần này có sự tham gia của các chiến đấu cơ của chủ nhà Úc, Mỹ, Singapore, Pháp, Thái Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và New Zealand.    

Tiểu đoàn không quân đặc nhiệm và biệt kích của Úc cũng tham dự một cuộc tập trận với các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ như SEAL, theo một thỏa thuận.  

Chủ trương “xoay trục” của Mỹ khiến TQ khó chịu, xem đó là âm mưu ngăn chặn tầm ảnh hưởng ngoại giao, chính trị và quân sự của TQ tại khu vực. 
"Chiến tranh tầm bắn" giữa Mỹ và Trung Quốc

Tổng thống Barack Obama: Đừng nên tin những tuyên bố suông của TQ

Lầu Năm Góc lập chiến thuật răn đe Trung Quốc trên biển Đông


Trần Trí (theo Reuters, Wall Street Journal) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tăng quân ở Úc để giám sát biển Đông