Trong một báo cáo chuyển báo Defense News ngày 31.10 (giờ Mỹ), các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc tập ném bom nhằm tấn công đảo Guam thuộc lãnh thổ Mỹ.

Mỹ tố Trung Quốc tập ném bom đảo Guam

01/11/2017, 15:15

Trong một báo cáo chuyển báo Defense News ngày 31.10 (giờ Mỹ), các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc tập ném bom nhằm tấn công đảo Guam thuộc lãnh thổ Mỹ.

Trung Quốc khoe tên lửa

Họ cũng nói các máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc thường có những chuyến bay gần Hawaii.

Phân tán nhỏ chiến đấu cơ Mỹ, Trung Quốc sẽ khó đánh

Hai khu vực này đều có những căn cứ quân sự nhạy cảm của Mỹ, nhất là CHDCND Triều Tiên đã dọa phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 xuống vùng biển quanh đảo Guam, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa “trút lửa thịnh nộ” xuống Triều Tiên.

Defense News viết quân đội Mỹ tại khu vực này đánh giá Bắc Kinh có tiềm năng đe dọa đáng ngại nhất cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trang báo nhắc hồi tháng 9.2015, quân đội Trung Quốc trở thành mối đe dọa chết người-hơn cả Triều Tiên đang theo đuổi chương trình đầu đạn hạt nhân-khi giới thiệu quả tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong 26.

Nhiều nhà bình luận và giới truyền thông Trung Quốc đặt tên cho quả tên lửa qui ước (cũng có thể gắn đầu đạn hạt nhân) là “Sát thủ đảo Guam” hoặc “Tàu tốc hành Guam”, hoặc “Sát thủ tàu ngầm”, và nó có thể tấn công các tài sản Mỹ ở châu Á.

Hồi tháng 2.2017, cựu chỉ huy hải quân Mỹ Thomas Shugart cho biết: Trung Quốc đã tập tấn công tên lửa vào căn cứ và tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, và quân Mỹ chỉ có 10-15 phút để đối phó.

Trong khi tất cả quan chức Mỹ nhấn mạnh không có nguy cơ rõ ràng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương đang xem xét khả năng đối phó.

Một quan chức nói: “Nếu có chiến tranh, chúng tôi sẽ bị không kích. Một lựa chọn là “triển khai chiến đấu cơ động”, tức cử số chiến đấu cơ hiện đại-tập trung các căn cứ không quân tại Nhật đến 10-15 sân bay dã chiến và hẻo lánh trong khu vực.

Sự phân nhỏ này cần triển khai nhanh lực lượng hậu cần, để đảm bảo số chiến đấu cơ vẫn hoạt động. Không quân Mỹ đã tập các hoạt động đối phó này. Các quan chức nói việc phân nhỏ sẽ gây khó cho Trung Quốc muốn tấn công vào đâu.

Các quan chức Mỹ nói dù Triều Tiên tăng đe dọa tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, Mỹ vẫn xem một cuộc chiến tranh với Triều Tiên là “một trận chiến mà chúng ta có thể thắng”. Nhưng Trung Quốc “thì phải lo ngại cách mọi sự sẽ diễn ra”.

Lầu Năm Góc chỉ rõ âm mưu bá chủ đường biển của Bắc Kinh

Ngoài việc công khai quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc còn xây dựng lực lượng chiến đấu cơ để bay hàng ngày trong không phận tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông và xa hơn, theo các quan chức quân đội Mỹ tại khu vực cho biết.

Năm 2016, Nhật Bản đã có 900 vụ bay chặn chiến đấu cơ Trung Quốc thách thức Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Nhật.

Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ chồng lấn lên ADIZ và trên quần đảo Senkaku của Nhật ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền quần đảo này, đặt tên là Điếu Ngư.

Từ đó, những cuộc bay chặn gia tăng, buộc Nhật chuyển hai phi đội chiến đấu cơ đến căn cứ không quân Naha ở Okinawa, để dễ dàng đối phó những vụ xâm nhập của máy bay Trung Quốc.

Máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc

Các quan chức cũng nói quan hệ quân sự Mỹ-Trung vẫn mở, dù có cảnh giác. Hai bên gặp nhau hai lần/năm để bàn nhiều vấn đề.

Họ cho biết: chiến đấu cơ, máy bay ném bom Trung Quốc hoạt động chỉ là một phần nỗ lực “thắng mà không cần đánh”, nhằm dần dần bình thường hóa những gì Trung Quốc đã lấy được ở Biển Đông.

Trung Quốc còn có những hoạt động phi quân sự khác để gây sức ép, nhằm gây khó khăn cho Mỹ hoạt động tại khu vực và bảo vệ đồng minh trong tương lai.

Ví dụ hải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) kiểm soát 150.000 tàu đánh cá để đàn áp ngư dân Việt Nam, đâm va và thậm chính đánh chìm tàu của ngư dân Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Các quan chức Mỹ lo ngại: những hoạt động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh chuẩn bị bảo vệ ranh giới bành trướng.

Một quan chức nói: “Tôi cho rằng họ sẵn sàng củng cố biên giới, khi họ tuyên bố Đường 9 đoạn của họ”.

Đây là đường ranh giới để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Các quan chức Mỹ lo ngại nếu không thách thức Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ càng phớt lờ các chuẩn mực và các thỏa thuận quốc tế tại khu vực, và sẽ dần dần “buộc các nước khác thuần phục theo kiểu ban chiếu chỉ, buộc các nước này phải trở thành đồng minh an ninh với Bắc Kinh để đổi lấy sự tồn tại kinh tế của các nước đó”.

Mỹ cam kết bảo vệ đồng minh khu vực

Các quan chức mô tả hành vi leo thang của Trung Quốc trong báo cáo chuyển các nhà báo tháp tùng Tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân (JSC)

Tướng Dunford nói Trung Quốc có hoạt động phô trương sức mạnh quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là sự thách thức trực tiếp những quyền lợi của Mỹ:

“Về lâu dài, Trung Quốc rõ là một thách thức tại khu vực này. Khi xét các khả năng mà Trung Quốc đang phát triển, chúng tôi phải bảo đảm khả năng cam kết bảo vệ các đồng minh tại Thái Bình Dương”.

Tướng Dunford nói Mỹ sẽ không cho phép Trung Quốc o ép Mỹ, và Mỹ sẽ thể hiện là một thế lực ở Thái Bình Dương và lưu lại đây: “Sự thịnh vượng kinh tế tương lai của chúng ta gắn kết với quan hệ an ninh-chính trị của chúng ta với khu vực này”.

Vĩnh Thụy (theo Defense News, Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tố Trung Quốc tập ném bom đảo Guam