Nhật Bản, Mỹ và Úc đã khởi xướng một dự án cho vay 1 tỉ USD nhằm phát triển khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Papua New Guinea. Đây là trường hợp đầu tiên các nước này hợp tác tài trợ chung cho một quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ba nhà cho vay đượcchính phủ các nướchỗ trợ bao gồm Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Tập đoàn Đầu tư nước ngoài của Mỹ và Tập đoàn Tài chính và Bảo hiểm Xuất khẩu củaÚc - có kế hoạch đưa ra tuyên bố vào hôm 25.6 về những nỗ lực hợp tác hỗ trợcơ sở hạ tầng của họ đối vớiđảo quốc Papua New Guinea.
Tháng 11 năm ngoái, ba nước đã đồng ý để cùng chung tay tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để đưa ra giải pháp thay thế cho sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Dự án hỗ trợ tài chính choPapua New Guinea đánh dấu cột mốc đầutiên trong chiến lược hợp tác ba chiều này.
Một nhóm các quan chức đến từ Nhật Bản, Mỹ và Úc đã thảo luận về dự án với chính phủ Papua New Guinea ở thủ đô Port Moresby vào tháng 4. Các kế hoạch dự kiến sẽđược hoàn thành trong vòng hai đến ba năm tới.
Được biết, Papua New Guinea đã chọn Tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng Internet. Nhưng Úc – quốc gia đang giúp phát triển một căn cứ hải quân trên đảo quốc Thái Bình Dương này, lo ngại rằng thông tin tình báo quân sự có thể bị rò rỉ đến Bắc Kinh thông qua mạng lưới Internet lắp đặt bởi Huawei.
Cả Mỹ, Nhật Bản và Úc hiện xem các quốc gia Thái Bình Dương khác như Quần đảo Solomon và Palau là những đối tượng ưu tiên hỗ trợ tài chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đối trọng lạivới sáng kiến “Vàng đai, Con đường” của Trung Quốc. Ba nước cũng dự định cử một phái đoàn đến các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) để thương thảocác dự án tiềm năng.
Theo Nikkei Asian Review, ba nước sẽ tuân thủ Nhóm 20 nguyên tắc đầu tư cơ sở hạ tầng, đã được soạn thảo tại một cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương vào đầu tháng 6. Các nguyên tắc trên dự kiến sẽ được chính thức thông qua tạiHội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) ở Osaka, Nhật Bảnvào cuối tuần.
Động thái này được cho là nằm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - một sáng kiến của Mỹ nhằm kết nối Ấn Độ Dương và khu vực Thái Bình Dương, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc từ góc độ địa chính trị và bảo vệ các lợi ích của Mỹ vàcác đồng minh trọng yếu trong khu vực bao gồm Nhật Bản và Úc và Ấn Độ.
Hoàng Vũ (theo Nikkei Asian Review)