Mùa tuyển sinh năm 2023 sắp bắt đầu, các trường đại học đã và đang công bố tiêu chí tuyển sinh riêng cho trường mình.

Năm 2023, Bộ GD-ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 23/01/2023, 12:10

Mùa tuyển sinh năm 2023 sắp bắt đầu, các trường đại học đã và đang công bố tiêu chí tuyển sinh riêng cho trường mình.

Mới đầu năm 2023 các trường đã công bố 7 kỳ thi riêng đánh giá năng lực sẽ được tổ chức, bao gồm: Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; thi đánh giá của Bộ Công an, thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thi năng khiếu các trường khối ngành mỹ thuật, âm nhạc. Còn kỳ thi năng khiếu báo chí của Học viện Báo chí và tuyên truyền hiện chưa có thông tin (kỳ thi này 2 năm liên tiếp 2021, 2022 không được tổ chức).

Theo đề án tuyển sinh của các cơ sở đào tạo vừa công bố, một trong những điểm mới đáng chú ý trong kỳ tuyển sinh ĐH năm 2023 với các trường có tổ chức kỳ thi riêng là đều có chủ trương công nhận chéo kết quả thi của nhau để tuyển sinh.

thi-thpt2022-27.jpg
Những kỳ thi tuyển sinh riêng của các trường sẽ được công nhận chéo kết quả của nhau

Theo Giáo sư Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội), kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) 2023 có nhiều thay đổi, như giới hạn số lần dự thi của thí sinh và không hỗ trợ lệ phí thi như năm 2022, số lần dự thi... Hệ thống năm nay chỉ cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31.12), 2 lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày. Lệ phí mỗi lượt thi là 500.000 đồng (năm ngoái là 300.000 đồng).

Các đợt thi được tổ chức tại 6 tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng số địa điểm thi đặt tại các địa phương là 17, tăng 2 điểm thi so với năm 2022.

Trao đổi về kỳ thi tuyển sinh năm 2023 sắp được tổ chức, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) nói rằng theo quy định, thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng. Năm 2022 ghi nhận có trường hợp đăng ký cả trăm nguyện vọng. Bà Thủy khuyến cáo các thí sinh không cần đăng ký quá nhiều nguyện vọng như vậy. Trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh đã có định hướng nghề nghiệp theo sở trường, thế mạnh của mình. Ngoài ra, việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển được thực hiện sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây là cơ hội để thí sinh biết khả năng của mình đến đâu. Từ đó, cân nhắc đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên của mình.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy cũng khẳng định thông tin các trường không được xét tuyển sớm là không chính xác. Năm nay, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ có một số điều chỉnh nhỏ, chủ yếu về mặt kỹ thuật. Chẳng hạn điều chỉnh giao diện trên hệ thống phần mềm khi thí sinh truy cập sẽ thuận tiện hơn, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc. Dự kiến, kế hoạch tuyển sinh 2023 sẽ được công bố vào tháng 2 tới, sớm hơn mọi năm để thí sinh có thể kịp bắt đầu năm học từ tháng 9.2023.

Bà Thủy cũng cho biết năm 2023 Bộ GD-ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Theo đó, công tác tuyển sinh vẫn áp dụng quy chế, quy trình như năm 2022, nhằm tạo ổn định để thí sinh có sự chuẩn bị tốt nhất. Theo quy chế tuyển sinh 2022, thí sinh có thể tham gia xét tuyển ở nhiều trường khác nhau. Thí sinh đăng ký trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT. Tất cả nguyện vọng của thí sinh đã xét tuyển vào các trường vẫn phải nhập vào hệ thống của Bộ GD-ĐT để lọc ảo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2023, Bộ GD-ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới