Du khách từ chối giao mật khẩu điện thoại di động hoặc máy tính xách tay cho nhân viên hải quan hiện nay có thể bị phạt 5.000USD.

New Zealand: Du khách từ chối giao mật khẩu cho hải quan có thể bị phạt 5.000USD

Anh Đủ | 06/10/2018, 05:52

Du khách từ chối giao mật khẩu điện thoại di động hoặc máy tính xách tay cho nhân viên hải quan hiện nay có thể bị phạt 5.000USD.

Đạo luật Hải quan và thuế 2018 – có hiệu lực từ 1/10 – đặt ra các hướng dẫn về việc hải quan có thể tiến hành các “lục soát kỹ thuật số”.

Trước đó, Hải quan có thể chận bất kỳ ai tại biên giới và yêu cầu cho xem các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, luật không quy định cụ thể mọi người cũng phải cung cấp mật khẩu.

Luật cập nhật nêu rõ rằng du khách phải cung cấp quyền truy cập – dù đó là một mật khẩu, mã pin hoặc vân tay – nhưng các nhân viên cần phải có một sự tình nghi hợp lý về hành vi sai trái.

“Đây là việc tìm từng tập tin trên điện thoại của bạn. Chúng tôi không vào “đám mây”. Chúng tôi kiểm tra điện thoại của bạn trong khi nó đang ở chế độ trên máy bay,” người phát ngôn của hải quan Terry Brown nói.

Nếu người nào từ chối tuân thủ, họ có thể bị phạt đến 5.000USD và thiết bị bị tịch thu và bị điều tra số. Ông Brown cho rằng luật nhằm tạo ra “sự cân bằng tế nhị” giữa quyền riêng tư của một người và trách nhiệm thực thi pháp luật của hải quan. “Cá nhân tôi có một thiết bị điện tử và nó giữ tất cả hồ sơ của tôi – dữ liệu ngân hàng, v.v. và v.v. – nên chúng tôi hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của nó.”

Người phát ngôn Hội đồng quyền tự do dân sự Thomas Beagle cho rằng luật xâm phạm không chính đáng quyền riêng tư. “Ngày nay chúng ta có mọi thứ trên điện thoại của chúng tôi, chúng ta có toàn bộ cuộc sống cá nhân của chúng ta, toàn bộ y bạ, email, đủ mọi thứ trên đó, và hải quan có thể lấy nó và giữ nó.”

Yêu cầu mới đối với tình nghi hợp lý không kiềm chế gì cả trong luật, ông Beagle nói. “Họ không phải nói cho bạn biết nguyên do tình nghi đó là gì, không có cách nào để phản đối điều đó.”

Bộ trưởng hải quan Kris Faafoi cho rằng quyền để tìm kiếm các thiết bị điện tử là cần thiết. “Rất nhiều nhóm tội phạm có tổ chức đang trở nên tinh vi hơn trong các cách họ đưa các thứ qua biên giới. Và nếu chúng tôi nghĩ họ kinh doanh kiểu đó, thì việc có thông tin từ các smartphone và máy tính có thể hữu ích trong việc truy tố.”

Nhưng ông Beagle cho rằng “các tôi phạm nghiêm trọng” chỉ đơn giản lưu các chất liệu buộc tội trực tuyến. “Bạn họa có điên mang thứ đó trên điện thoại.”

Ủy viên bảo mật John Edwards có một số ảnh hưởng trong việc soạn thảo pháp luật và cho rằng ông “khá thoải mái” với quan điểm của pháp luật. “Có một sự cân bằng tốt giữa bảo đảm biên giới của chúng ta được bảo vệ và mọi người không phải là đối tượng của các tìm kiếm bất hợp lý trên các thiết bị của họ.”

“Bạn biết là khi bạn đi vào một nước nào đó bạn có thể bị yêu cầu mở va li và nhân viên hải quan có thể nhìn vào các thứ trong đó.”

Các viên chức biên phòng lục soát gần 540 thiết bị điện tử tại các phi trường New Zealand năm 2017. Hải quan được yêu cầu cập nhật cho Quốc hội số thiết bị bị lục soát mỗi năm. Cơ quan cho rằng họ không kỳ vọng con số tăng lên.

Trần Bích (radionz.com)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
New Zealand: Du khách từ chối giao mật khẩu cho hải quan có thể bị phạt 5.000USD