Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh đã hướng con theo nghề người mẫu nhí quá sớm với hy vọng giúp con tự tin nhưng hóa ra lại kéo theo những hệ lụy khôn lường.

Nghề người mẫu nhí ở Trung Quốc: Bố mẹ trở thành 'kẻ bạo hành', biến con thành cỗ máy kiếm tiền

thao nguyen | 27/08/2019, 05:33

Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh đã hướng con theo nghề người mẫu nhí quá sớm với hy vọng giúp con tự tin nhưng hóa ra lại kéo theo những hệ lụy khôn lường.

Khi bố mẹ bỏ hết tất cả để trở thành "nhà môi giới" cho con trên sàn catwalk

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp người mẫu nhí ở Trung Quốc phát triển rầm rộ khiến các bậc phụ huynh không khỏi bất ngờ. Mặc dù thu được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên ngành nghề này đã gây tranh cãi đến việc lạm dụng thể chất của trẻ em, đặc biệt là sau đoạn video một bé gái 3 tuổi bị mẹ đánh khi không chịu làm người mẫu khiến mọi người phẫn nộ.

Trong một báo cáo nói rằng, trẻ em chỉ cần bước qua tuổi thứ 5 thì đã có thể trở thành một người mẫu chuyên nghiệp kiếm được bộn tiền. Những đứa trẻ được trang điểm, vận quần áo lộng lẫy, sải bước trên sàn diễn thời trang để lại một ấn tượng tuyệt vời trong mắt người xem nhưng mấy ai biết được sự thật đằng sau là sự bóc lột không tưởng. Không như vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhiều em nhỏ phải chịu cảnh áp lực khi phải làm việc cật lực 12 tiếng/ngày.


Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor ở Anh cho biết, mảng trang phục dành cho trẻ em đang tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc. Trong năm 2018, thị trường này đạt giá trị đến 40,5 tỷ đô la Mỹ. Với con số béo bở này, nhiều ông lớn trong ngành thời trang và truyền thông đã có nhu cầu tìm kiếm người mẫu nhí, kéo theo nhiều phụ huynh cũng muốn con mình thử sức với lĩnh vực này.

Năm 2016, trường đào tạo người mẫu nhí đầu tiên được thành lập mang tên Le Show Stars tại Bắc Kinh nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh nước này. Được biết, muốn cho con theo học trường này, phụ huynh phải trả khoảng 820 nhân dân tệ (hơn 2,6 triệu đồng) cho một tuần học. Leo Ku - người sáng lập cho biết: "Đây là lớp học mà phụ huynh hứng thú hơn là những đứa trẻ. Nếu như trẻ nào không nghe lời hướng dẫn trong lớp học, phụ huynh sẽ sẵn sàng ra tay đánh đập để ép các bé làm theo".


Bố mẹ chính là người định hướng con theo ngành nghề này với mong muốn "kiếm tiền tiêu vặt" và gây ra nhiều tranh cãi. Một cậu bé tên Tiểu Phàm, 10 tuổi sống ở Quảng Châu đã trở thành "gà đẻ trứng vàng" khi trở thành người mẫu chuyên nghiệp và được mẹ hộ tống đi khắp nơi để biểu diễn. Như những bà mẹ khác, mẹ Tiểu Phàm nói rằng việc đưa con ra đời kiếm tiền sớm là để xây dựng sự tự tin và học được nhiều bài học bổ ích trong xã hội.

Được biết mỗi ngày Tiểu Phàm đều làm việc từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, mẹ cậu bé đã quyết định nghỉ việc và hộ tống con đi khắp nơi từ buổi thử giọng, ghi hình, quay phim trong các sự kiện. Cô khẳng định, việc làm của mình không phải phát triển con theo hướng ngôi sao hay dựa vào buổi chụp ảnh để kiếm tiền. Tất cả những bài tập catwalk mà con học đều có ích cho việc mở rộng chân trời mới, rèn luyện ý chí và nghị lực cho con trẻ.


Cũng như câu chuyện của anh Lương ở Bắc Kinh, anh có cặp song sinh trai gái trên là Yumi và Yuki, 4 tuổi. Ban đầu, anh nói rằng đăng ký cho hai con tham dự cuộc thi người mẫu nhí nhằm giúp con tự tin trước đám đông và có thể thể hiện bản thân. Tuy nhiên, sau đó khi thấy hai con có thể kiếm được bộn tiền, gia đình anh bắt đầu đầu tư nhiều hơn và mong muốn xây dựng con đường kiếm tiền chuyên nghiệp cho con cái.


Anh Lương trải lòng về những cuộc thi tuyển chọn người mẫu nhí. Tại đây, những người mẫu nhí phải đến phòng thay đồ từ trước 6 giờ sáng, mặc dù đến 2 giờ chiều mới bắt đầu nhưng vẫn phải đến sớm để thử đồ và tập dượt kiểm tra thần thái và dáng đi. Sau khi diễn xong, các bé phải tẩy trang hoặc thay đồ để đến một nơi khác. Thông thường, mỗi show như vậy, các bé có thể kiếm được 10 ngàn nhân dân tệ (khoảng 33 triệu đồng).

Có thể nói, ngành công nghiệp người mẫu nhí được đón nhận rất nồng nhiệt tại Trung Quốc. Phụ huynh ban đầu có thể chi nhiều tiền để đầu tư cho con nhưng sau đó sẽ kiếm lại dễ dàng và có khi còn nhiều hơn số ban đầu bỏ ra. Tại Quảng Đông, nơi buôn bán quần áo sầm uất nhất Trung Quốc, mỗi năm đều có nhiều mô hình hội chợ hay giới thiệu sản phẩm thời trang cho trẻ em và cần nhiều người mẫu nhí, và đây cũng là cái nôi ra mắt cho những người mẫu nhí tuổi từ 3 đến 12.


Bố mẹ có thể bỏ ra khoảng hơn 13 ngàn nhân dân tệ (hơn 42 triệu đồng) để đầu tư cho con trong 2 năm đầu, nhưng sau đó có thể kiếm được gần như gấp 7 lần. Theo Tân Hoa Xã cho biết, một công ty đào tạo ngôi sao nhí ở Quảng Châu nói rằng, một số người mẫu nhí có thể kiếm được 200 ngàn nhân dân tệ (hơn 650 triệu đồng) mỗi năm nhờ và việc chạy show trình diễn thời trang. Trước tình trạng này nhiều người cho rằng, bố mẹ đang vô tình lạm dụng con cái để biến chúng thành "cỗ máy in tiền" cho gia đình.

Hướng con theo nghề người mẫu nhí cũng là một dạng bạo hành


Về ngành công nghiệp người mẫu nhí này, Tân Hoa Xã từng đưa ra một nhận định: "Đánh đập là một dạng bạo hành. Hướng người mẫu nhí đến thế giới người lớn cũng là một dạng bạo hành nhưng bị ẩn sau vỏ bọc". Không biết vô tình hay cố ý nhưng nhiều phụ huynh đã bị đồng tiền làm mờ mắt và quên đi rằng con trẻ cũng cần có sự phát triển toàn diện như những đứa trẻ khác cùng trang lứa.


Chuyên gia tâm lý học Gong Xueping cho biết, giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là lúc trẻ em phát triển về mặt tinh thần. Đây là lúc chúng cần tự do khám phá, học hỏi thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, việc làm việc trên sàn catwalk khiến chúng đánh mất cảm xúc của riêng mình, phải diễn nhiều cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt trong thời gian ngắn, điều này đi ngược lại với tâm trạng thật của đứa trẻ.

"Việc này sẽ hạn chế khả năng biểu lộ cảm xúc của trẻ, nhìn xa hơn thì sẽ khiến tâm lý trẻ bị rối loạn, các bé đôi khi sẽ không biết mình muốn gì. Tôi thấy rằng đây là một công việc thật sự tồi tệ với trẻ em ở độ tuổi này", ông Gong cho biết.

Cựu giám đốc trung tâm nghiên cứu thanh niên ở tỉnh Quảng Đông - Tăng Cẩm Hoa nhận định, những đứa trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo không có khả năng tự phán xét, vì vậy việc bố mẹ định hướng tầm nhìn và đưa chúng vào ngành công nghiệp này quá sớm sẽ khiến tinh thần chúng bị ảnh hưởng đáng kể. Khi những đứa trẻ bị bắt phải làm theo dáng đi, cách thể hiện trên khuôn mặt như người lớn sẽ không có lợi cho sự phát triển của chúng.


Về cách thích ứng với nhu cầu phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, giám đốc trung tâm nghiên cứu đào tạo đạo đức của Đại học sư phạm Quảng Đông - Lý Quý cho hay, sự phát triển của đứa trẻ phai song hành với sự giáo dục của gia đình. "Bạn không thể nói rằng muốn giúp con tự tin và đẩy chúng vào đám đông, bắt chúng tự lập ở lứa tuổi như thế. Có lẽ một đứa trẻ ở tuổi này không cần sự tự tin như bố mẹ nghĩ". Anh Lý cho biết, điều quan trọng trong việc nuôi dưỡng tính cách đứa trẻ chính là tạo một môi trường lành mạnh thì chúng mới thật sự tự tin.

J.A (Theo Helino,The Guardian, Xinhuanet)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề người mẫu nhí ở Trung Quốc: Bố mẹ trở thành 'kẻ bạo hành', biến con thành cỗ máy kiếm tiền