Những ngày gần đây, nhiều trường hợp do xoa bóp, cạo gió đã tìm đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức cột sống cổ, thậm chí có trường hợp nặng phải nhập viện để điều trị vì chứng thoái hóa cột sống cổ. Các bác sĩ đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng người dân lạm dụng việc xoa bóp, cạo gió mỗi khi thấy đau, mỏi.

'Nghiện' xoa bóp, cạo gió nhiều người bị thoái hóa cột sống phải nhập viện

Hồ Quang | 27/06/2016, 21:02

Những ngày gần đây, nhiều trường hợp do xoa bóp, cạo gió đã tìm đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức cột sống cổ, thậm chí có trường hợp nặng phải nhập viện để điều trị vì chứng thoái hóa cột sống cổ. Các bác sĩ đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng người dân lạm dụng việc xoa bóp, cạo gió mỗi khi thấy đau, mỏi.

Xoa bóp, cạogió… không giải quyết bệnh đau nhức

Chị Nguyễn Thị T.(35 tuổi, ngụ ở TP.HCM) cho biết, chị lànhân viên văn phòng,hàng ngày phải ngồi trên máy vi tính từ 8 đến 10 tiếng. Khoảng2 năm trở lại đây, chịcảm thấy đau mỏi cổ rất nhiều, lan ra hai vai, lan ra sau gáy và lan lên đầu làm ảnh hưởng đến công việc.

“Cứ mỗi lần đau như thế tui thường xoa bóp và cạo gió, mỗi lần cạo gió tui thấy cổ mình nhẹ ra, dễ chịu hơn rất nhiều. Nhưng không hiểu sao, trong những ngày gần đây, tình trạng đau ở cổ ngày càng nặng thêm, nhiều lúc đau thấu lên đầu, nhức cả đầu khiến tui không làm việc nổi”, chị T. nói.

Sau khi thấy tình trạng đau nhức quá nhiều ở vùng cổ và đau thấu lên tận đầu, chị T. đã tìm đến khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để điều trị. Tại đây, sau khi thăm khám và làm các kỹ thuật cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân T. bị thoái hóa cột sống cổ.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh của chị T. ở giai đoạn sớm, các bác sĩ đã chỉ định sử dụng một số loại thuốc lúc khởi đầu để giảm các triệu chứng đau mỏi như: kháng viêm, giảm đau nhẹ, các thuốc giãn cơ, sau đó người bệnh cần tập các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ để phục hồi sức mạnh các cơ vùng cột sống cổ.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân - khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y dược cho biết hiện tại khoa có rất nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống đã đến khám và điều trị. Nguyên nhân của các trường hợp mắc bệnh trên phần lớn có tuổi đời còn rất trẻ do thường xuyên xoa bóp, đặc biệt là cạo gió mỗi khi thấy đau mỏi vai, cổ.

Theo phân tích của bác sĩ Nhân, những phương pháp điều trị dân gian như: xoa bóp, cạo gió, giác hơi… là không có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng đau của thoái hóa cột sống.Nhưng sau khi xoa bóp, cạo gió hay giác hơi, người bệnh lại cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Điều này là do xoa bóp tạo ra một cảm giác khoan khoái, dễ chịu.

“Cạo gió gây tác động mạnh trên da làm đau tại chỗ, và cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra các chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphins (giống như morphin tự nhiên của cơ thể) và có tác dụng giảm đau cực kỳ hiệu quả, tạo ra cảm giác khoan khoái cho cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều người có thể bị nghiện cạo gió, giác hơi. Cạo gió, giác hơi chỉ giảm đau trong một thời gian ngắn, nguyên nhân vẫn còn đó, chưa được điều trị triệt để nên người bệnh vẫn bị đau lại”, bác sĩ Nhân giải thích.

Gần 60% người bị thoái hóa cột sống cổ ở tuổi trên 65

Theo bác sĩ Nhân thoái hóa cột sống cũng là một phần của thoái hóa khớp (vì cột sống cũng được xem là các khớp).Trong năm 2015 vừa qua tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM có khoảng 94.716 người bệnh đến khám, trong đó 70% đến 80% người bệnh có các triệu chứng liên quan đến thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống là một phần của thoái hóa khớp (vì cột sống cũng được xem là các khớp). Hiện trên thế giới, tỷ lệ thoái hóa cột sống gia tăng nhanh sau tuổi 45. Những người trên 65 tuổi có tỷ lệ thoái hóa cột sống cổ chiếm 57%, những người từ 60 đến 69 tuổi bị chứng thoái hóa cột sống thắt lưng 89%.

Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng số lượng người bị thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống có thể còn cao hơn các nước khác do nhiều các yếu tố nguy cơ hơn.

Qua nghiên cứu bác sĩ Nhân đã chỉ ra những người mắc thoái hóa đốt sống trong giai đoạn sớm thường có triệu chứng đau mỏi cổ lan xuống vai, đau lưng, giới hạn vận động cột sống, tê nhẹ tay chân, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.

Giai đoạn muộn thường xuất hiện các triệu chứng như đau tăng nặng, giới hạn vận động nhiều, rối loạn cảm giác tê tay chân nhiều, liệt vận động, rối loạn tiêu tiểu,…người bệnh không thể làm việc hoặc tàn tật.

“Người dân, nhất là những người làm văn phòng nên thay đổi tư thế khi ngồi sau một tiếng đồng hồ, tập vận động các khớp, tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh đứng nhiều, đứng lâu, mang vác nặng, tránh đi bộ hay leo cầu thang quá nhiều. Trong ăn uống nên đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, sữa để cung cấp vitamin và canxi, tránh thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, tránh bia, rượu, thuốc lá, tránh thức khuya.

Bên cạnh đó, người dân cần có chế độ tập luyện thể thao phù hợp. Với những người dưới 40 tuổi có thể chơi một môn thể thao nào đó. Riêng đối với những người 40 tuổi trở lên có thể tập luyện nhẹ nhàng như: đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội. Riêng đạp xe đạp tốt cho khớp nhưng không tốt cho cột sống nên cũng hạn chế”, bác sĩ Nhân khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Nghiện' xoa bóp, cạo gió nhiều người bị thoái hóa cột sống phải nhập viện