Đèn kéo quân, ông sao, quả cầu, cổng trại xe tăng, tên lửa… những mô hình được thiết kế công phu và hoành tráng lên đến cả hàng chục triệu đồng, khiến cho không ít du khách thập phương đến thăm phải ngạc nhiên. Đó là chuyện đang diễn ra tại Tết Trung thu ở xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình.

Ngỡ ngàng với mô hình tên lửa, xe tăng... cỡ lớn trong trại thiếu nhi phục vụ trung thu

Tiến Chính - CTV Thái Bình | 02/10/2017, 06:11

Đèn kéo quân, ông sao, quả cầu, cổng trại xe tăng, tên lửa… những mô hình được thiết kế công phu và hoành tráng lên đến cả hàng chục triệu đồng, khiến cho không ít du khách thập phương đến thăm phải ngạc nhiên. Đó là chuyện đang diễn ra tại Tết Trung thu ở xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình.

Những mô hình hàng chục triệu khiến trẻ em thích thú

Với chiếc cổng trại thiếu nhi làm bằng chất liệu inox (loại 3,4) trạm trổ tranh tứ quý xung quanh, được kèm theo những trang trí, phụ kiện bằng vật dụng đắt tiền ở thôn Trần Phú, xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình khiến cho nhiều người đến chơi trung thu ở vùng quê này thấy ngỡ ngàng, kinh ngạc… Hình ảnh ấy lại càng khiến cho cái Tết Trung thu ở đây đến gần và náo nhiệt lên rất nhiều.

Chiếc cổng trại có chiều cao 5,8 m, rộng 9 m, với những hoa văn sắt thép trang trí được chế tác từ những công nghệ máy móc hiện đại. Ông Hà Duy Phấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Trần Phú cho hay, trọng lượng sắt, thép, inox để làm ra chiếc cổng trại này lên tới 635 kg. Ước tính phải mất 200 m dây đèn led để trang trí quanh chiếc cổng này.

Chiếc cổng trại trị giá 60 triệu đồng

Không khí Tết Trung thu ở xã Đông Thọ

Để thi công xong chiếc cổng trại khổng lồ này, những người dân ở đây phải bàn tính, hạch toán rất kỹ lượng chi li, từchọn nơi cung cấp chất liệu đếntìm các kỹ sư nắm chắc nguyên lýđể lên sơ đồ, bản vẽ thiết kế cho thật chuẩn. Sau đó tìm thợ ở những cơ sở cơ khí hàn giỏi có công nghệ máy móc tiên tiến để thi công. Hàng chục người tham gia lao động liên tục trong vòng gần 10 ngày mới xong chiếc cổng trại này.

Tại thôn Đoàn Kết, chiếc đèn kéo quân ở đây cũng được người dân thiết kế hết sức hoành tráng công phu. Chiếc đèn có chiều cao 3 m, với đường kính rộng hơn 2 m được thiết kế bằng khung sắt hộp và trang trí bằng các rèm hoa văn nhựa, xốp, mica rất cầu kỳ. Anh Vũ Đình Quang, một trong những thành viên tâm huyết làm chiếc đèn này, chia sẻ: “Đèn làm to thì chọn chất liệu sắt là tốt nhất, nhưng do đặc thù của loại hình này có 6 cạnh, nên việc tính toán sao cho các thanh sắt đều khi hàn gắn vào nhau tạo thành đường kẻ chỉ vuông vắn. Rồi tạo trục xoay quân, ánh sáng chiếu vào loại gì, khối lượng, trọng lượng sao di chuyển cho thuận tiện là việc đòi hỏi người thợ phải tính toán hết sức chi tiết. Ngoài ra, các họa tiết hoa văn truyền thống kết hợp với hình thù, chất liệu hiện đại, màu sắc sao ăn nhập với nhau để khi thắp đèn lên chiếc đèn bừng lên lung linh là một điều khiến nhũng người làm đèn phải thảo luận thật kỹ lưỡng…”

Cẩn thận, cầu kỳcòn chứa đựng cả yếu tố phong thủy nữa là chiếc xe tăng ở thôn Lê Hồng Phong. Chiếc xe này có chiều dài được các nghệ nhân ở đây khống chế theo thước Lỗ Ban: 2,2 m, chiều rộng: 3,2 m, với trọng lượng 50kg. Để tạo ra chiếc xe tăng này có các bộ phận giống chiếc xe tăng thật, thì ngoài việc các đoàn viên thanh niên tra cứu bản thiết kế chi tiết trên mạng internet để tham khảo, các nghệ nhân ở đây còn mời các cựu chiến binh đã từng tham gia kháng chiến đến để góp ý, tham mưu.

“Tối đêm hội trại chúng tôi sẽ bắn đúng 36 loạt đạn hoa (số 36 - Trường Cửu), còn tất cả các thông số làm ông sao, xe tăng, máy bay, đèn lồng đều được chúng tôi áp dụng theo quy luật ngũ hành, phong thủy hết…”, ông Vũ Trọng Thục chia sẻ.

Anh Trần Văn Huy, Bí thư Đoàn xã Đông Thọ, cho biếtngoài chiếc cổng trại lớn của thôn Trần Phú ra, thì các mô hình nhưđèn kéo quân, quả cầu, kiệu rước, tên lửa, tàu thủy, ông sao, gà đại, cá chép… ở đây đều được các chi đội làm bằng các chất liệu tốt, hình thù độc đáo, trang trí công phu. Với mỗi mô hình như vậy tính ra chi phí cũng phải từ 2 triệu đến 9 triệu đồng. Trong khi đó mỗi thôn lại có 5, 6 mô hình nên kinh phí ở mỗi chi đội trại này phải hàng vài chục triệu.

Chiếc đèn kéo quân được các em nhỏ thích thú

Đồng lòng vì thiếu nhi thân yêu

Ông Nguyễn Cao Luyện, Chủ tịch UBND xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tâm sự: “Quả thật là nguồn kinh phí của xã cũng không có nhiều, chỉ trích cho được hơn 2 triệu cho 1 thôn thôi. Chủ yếu là tiền tự nguyện của con em chứ đi quyên góp thì cũng chỉ được phần nào thôi…”

Tìm hiểu ra chúng tôi mới biết, Đông Thọ là một xã có bề dày phong trào quần chúng qua các hoạt động truyền thống văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Những năm gần đây thấy các chủ đề vui Tết Trung thu cho các em được chính quyền xã và các ban ngành đoàn thểđịnh hướng, thực hiện chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Do vậy mà cứ vào dịp Tết Trung thu là con em trong xã đi làm ăn ở các nơi đều hướng về quê hương và hào hứngủng hộ.

Sự đồng lòng và tinh thần nhiệt huyết với cái Tết Trung thu của người dân nơi đây còn khiến cho phía chính quyền địa phương rơi vào tình thế lúng túng. Ông Luyện cho biết, khi xã còn chưa có kế hoạch chương trình từ trên gửi xuống định hướng, thì từ các cơ sở thôn cách đây gần hai tháng đã gửi thông điệp liên tục báo cáo lên là đang rậm rịch chuẩn bị mô hình cho các hoạt động trung thu rồi. “Chúng tôi cuống quýt lên phải dừng một số công việc lại để triển khai, quán triệt lên chương trình ngay nội dung cốt lõi. Nếu chúng tôi không phản ứng nhanh thì sợ nhất là bà con tổ chức đi không đúng hướng…”, ông Luyện phân giải!

Trao đổi với những cán bộ thôn ở đây còn cho hay, mới đến giữa tháng 6 âm lịch mà đã có nhiều người đi làm ăn ở xa quê gửi tiền về ủng hộ Tết trung thu rồi. Còn những người ở nhà mặc dù phải bận bịu mưu sinh nhưng mỗi khi phát động chương trình xong là nhiệt tình kéo nhau đến ủng hộ công sức ngày đêm. “Quê em chuyện bỏ cả vài ngày công hành nghề, nghỉ buổi chợ mưu sinh, làm trại thiếu nhi thâu đêm là chuyện bình thường. Bà con, anh em ở đây nói đến Trung thu là phấn khởi hào hứng lắm…”, anh Bí thư đoàn xã Trần Văn Huy tấm tắc khen.

Ông Luyện cũng xác nhậnchuyện 3 năm trở lại đây, chi phí cho một cái Tết Trung thu ở mỗi thôn chắc không dưới 50 triệu đồng. Tết Trung thu năm nay chưa khai hội đêm rằm mà qua khảo sát có thôn như Trần Phú đã có số tiền ủng hộ gần 70 triệu, 100 m vải lụa, 50 m dây điện thắp sáng; thôn Đoàn Kết 87 triệu… Số tiền ủng hộ của các thương gia, doanh nghiệp, công nhân, xưởng, thợ, làm nghề trong ngoài xã từ vài trăm ngàn đến cả chục triệu đồng.

Nhiều điều quý giá trong dịp Tết Trung thu

Với mong muốn trẻ em được vui trung thu thật an toàn bổ ích, nhân dân hồ hởi,chính quyền ở đây đã sàng lọc những nội dung kỹ lưỡng sao cho các chương trình được thực hiện thiết thực gắn liền với đời sống dân sinh. Mọi hoạt động không nặng nề khuôn mẫu, cứng nhắc mà phải mang đậm nét truyền thống quê hương, có chủ đề tư tưởng đẹp và chứa đựng ý nghĩa văn hóa giáo dục sâu sắc.

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu cũng được chú trọng. Để làm tốt việc này, chính quyền xã giao nhiệm vụ cho các cán bộ cơ sở thôn, đồng thời đôn đốc, khuyến cáo người dân nên mua, hoặc giao cho người đi mua thực phẩm, kẹo bánh ở những nơi sản xuất uy tín, có thương hiệu. Ngoài ra, lực lượng cán bộ y tế, an ninh xã được huy động trực để ứng phó nếu có gì xảy ra trong ngày diễn ra Tết Trung thu.

Người dân xã Đông Thọ rất hào hứng với những công việc chuẩn bị cho Tết Trung thu

Chia sẻ với chúng tôi, các cựu chiến binh Nguyễn Văn Tạo, Bùi Văn Thi, Vũ Trọng Thục, Hà Đức Riệp, Nguyễn Cường thổ lộ: Chứng kiến một cái Tết trung thu đang diễn ra với những mô hình biển đảo quê hương, tiếp bước cha anh, thế giới hòa bình, khiến chúng tôi thực sự xúc động. Hình ảnh ấy cứ khiến trí óc chúng tôi mường tượng như con em mình mai đây sẽ lướt sóng ra khơi tới những vùng biển xinh đẹp trên dải đất hình chữ S. Đứng trên hòn đảo, các em được đón ánh bình minh mỗi buổi sớm mai, ngắm ánh trăng rực rỡ, lung linh, huyền ảo ở nơi đầu sóng, ngọn gió. Tận mắt chứng kiến cuộc sống yên bình được thay đổi với những công nghệ hiện đại. Khám phá những câu chuyện lịch sử được lưu truyền từ bao đời nay về những người anh hùng của dân tộc… và vô vàn những điều thú vị khác nữa.

Qua không khí Tết Trung thu độc đáo này mà có rất nhiều người dân ở đây dường như được thấy mình trẻ lại rất nhiều. Đã có cả một số người vì thấy không khí trung thu vui quá mà dâng trào sáng tạo ra cả thơ ca, hát chèo, nhiều cụ già chân yếu nhưng khi thấy đoàn diễu hành các mô hình đi qua cũng đều không cầm được bước chân…

Vui Tết trung thu ở xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình là cơ hội tốt để cho người dân nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Được biết, địa phương này đã hoàn thành nông thôn mới từ năm 2016, toàn xã chỉ còn 2,61% hộ nghèo, số hộ gia đình văn hóa đạt 94,7%. “Văn hóa là nền tảng, do vậy để đưa được tinh thần vào trong đời sống nhân dân qua các dịp lễ, hội, thì cán bộ phải là nòng cốt của các phong trào. Chúng tôi rất chú trọng đến vấn đề làm sao để cho người dân được hưởng giá trị tinh thần…”,ông Luyện bày tỏ.

Tiến Chính
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngỡ ngàng với mô hình tên lửa, xe tăng... cỡ lớn trong trại thiếu nhi phục vụ trung thu