Trong một công trình nghiên cứu mới, các bác sĩ Mỹ nhận thấy coronavirus có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng tim, khi ở một số bệnh nhân những thay đổi này là hậu quả của phản ứng viêm, trong khi ở những người khác do sự xuất hiện của ổ vi rút trong cơ tim.

Ngoài phổi, vi rút SARS-CoV-2 tác động đến tim như thế nào?

11/04/2020, 06:30

Trong một công trình nghiên cứu mới, các bác sĩ Mỹ nhận thấy coronavirus có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng tim, khi ở một số bệnh nhân những thay đổi này là hậu quả của phản ứng viêm, trong khi ở những người khác do sự xuất hiện của ổ vi rút trong cơ tim.

Những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị biến chứng nặng hơn do các bệnh do vi rút gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả cúm và COVID-19 - Ảnh: nextavenue.org

Theo MedicalXpress, vì dịch bệnh COVID-19 là mới, nên có rất ít dữ liệu liên quan đến các vấn đề tim mạch lâu dài do vi rút nhưng trong một công trình nghiên cứu mới các bác sĩ Mỹ nhận thấy coronavirus có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.

Các chuyên gia của Quỹ nghiên cứu khoa học và giáo dục y tế Mayo cho biết việc giảm chức năng tim được quan sát thấy trong quá trình bệnh nặng. Ở một số bệnh nhân, những thay đổi này là hậu quả của phản ứng viêm, trong khi ở những người khác, chúng xảy ra do sự xuất hiện của ổ vi rút trong cơ tim. "Chúng tôi biết rằng trong khi nhiễm SARS-CoV-2 nghiêm trọng, chức năng tim có thể suy giảm. Đôi khi sự suy giảm này là hậu quả của phản ứng viêm toàn thân đối với nhiễm trùng, và đôi khi, ở một số người, do nhiễm vi rút trực tiếp ở tim”, tiến sĩ Leslie Cooper nhận định.

Theo các nhà nghiên cứu, người nhiễm bệnh có 2 vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ tim mạch: suy tim khi cơ tim không bơm máu tốt và rối loạn nhịp tim, có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của thuốc dùng để điều trị vi rút. Suy tim có thể phát triển do phản ứng viêm toàn thân với nhiễm trùng, áp lực phổi cao do tổn thương phổi hoặc xảy ra do viêm cơ tim.

Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh động mạch vành hoặc tăng huyết áp, có khả năng suy tim do nhu cầu tăng lên của tim và nguồn lực dự trữ tim đã giảm. Ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, có khả năng là viêm cơ tim nguyên phát do vi rút gây ra.

"Đối với nhiều người bị suy tim trong bối cảnh nhiễm trùng COVID-19, chúng tôi hiện chưa rõ liệu suy tim có liên quan đến viêm cơ tim hay phản ứng với viêm toàn thân từ COVID-19 hay không", tiến sĩ Leslie Cooper bày tỏ.

Tuy nhiên, hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm thấy dữ liệu chính xác về việc liệu những loại thuốc điều trị có thể có tác động tiêu cực đến hoạt động của tim hay không, và khuyên bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc, trừ khi bác sĩ đã đưa ra một chỉ định khác.

Tác dụng của COVID-19 đối với phổi là điều y học đã rõ. Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, ngày càng có nhiều thông tin về vai trò của vi rút, được gọi là SARS-CoV-2, đối với tim. "Những người mắc bệnh tim mạch đã biết có nguy cơ bị biến chứng nặng hơn do các bệnh do vi rút gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả cúm và COVID-19", tiến sĩ Leslie Cooper, người lãnh đạo Khoa Tim mạch tại Mayo Clinic khẳng định.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoài phổi, vi rút SARS-CoV-2 tác động đến tim như thế nào?