Một phong tục truyền thống là uống máu tuần lộc và ăn thịt sống khiến trẻ em một bộ tộc thiểu số Nga bị nhiễm dịch Siberia, một chứng nhiễm khuẩn mà ở phương Tây được gọi là bệnh than (anthrax).

Người Nga uống máu tuần lộc dễ bị nhiễm bệnh than

Bích Thủy | 24/08/2016, 13:35

Một phong tục truyền thống là uống máu tuần lộc và ăn thịt sống khiến trẻ em một bộ tộc thiểu số Nga bị nhiễm dịch Siberia, một chứng nhiễm khuẩn mà ở phương Tây được gọi là bệnh than (anthrax).

Theo trang Russia beyond the headline ngày 22.8, các nhà khoa học Nga đã kiểm soát đượcsự bùng phát dịch than ở vùng Yamal - Nenets (cực bắc Nga) vốn khiến hơn 2.000 con tuần lộc chết và 90 thành viên một bộ tộc thiểu số phải nhập viện trong đó53 trẻ em.

Khi dịch than bùng phát hồi đầu tháng 8, một cậu bé 12 tuổi đã chết trong bệnh viện. Anna Popova, trưởng ủy ban giám sát sức khỏe cộng đồng Nga (Rospotrebnadzor) nói rằngtrẻ bị nhiễm dịch này là hậu quả của những phong tục truyền thống. Vài gia đình trong vùng Yamalvẫn còn uống máu tuần lộc và ăn thịt sống. Theo phong tục, trẻ con sẽ dùng răng cắn vào động mạch con tuần lộc để uống nên không thể tránh bị nhiễm khuẩn, dù máu tuần lộc được cho là giàu vitamin.

Để chống dịch than, các tài sản riêng như quần áo, vật dụng gia đình, lều vải, xe kéo đều phải đốt. Một chiến dịch tiêm chủng vắc xincho cả người và gia súc được tổ chức rầm rộ khắp vùng. Các máy bay không người lái bay giám sát tình hình.

Lý do chính của dịch than ở vùng Yamal là nhiệt độ âm 35 độ C kéo dài một tháng. Nhiệt độ này làm tan băng tầng đất trên vùng của tầng đất đóng băng vĩnh cữu, vốn còn vài chỗ lưu giữ bào tử bệnh than.Các bào tử này không bịnhiệt độ khắc nghiệt tiêu diệt và có thể sống hơn 100 năm. Tuần lộcyếu sức vì trời nóng đã ăn cỏ có các bào tử vốn cũng có thể có trong nguồn nước, điều mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Sai lầm lớn là không bắt buộc tiêm vắcxinphòng dịch

Một vấn nạn khác là dư thừa tuần lộc. Hơn 700.000 con sống ở vùng Yamal, chiếm 44% trong tổng số tuần lộc ở Nga. Các nhà khoa học nói bãi cỏ vùng này chỉ đủ lớn cho khoảng 100.000 đến 150.000 con.

Vì Trái đất nóng dần lên làm tan băng,bệnh than cùng các mầm bệnh khác bùng phát sau nhiều thế kỷ ngủ yên.

Vladimir Bogdanov, giám đốc Viện Sinh thái động - thực vật thuộc Hàn lâm viện khoa học Nga, cho biết: “Quá nhiều tuần lộc gõ móng xuống đất, phá hủy thảm thực vật và điều này làm tăng mối đe dọa bùng phát dịch tràn lan. Tầng đất bị đóng băng vĩnh cữu bị bóc trần và tuần lộc hấp thụ bùn nhiễm dịch trong cỏ.

Hơn nữa, Nga không duy trì hệ thống tiêm phòng dịch bắt buộc cho tuần lộcnhư thời Liên Xô. Năm 1967, vùng Yamal được cho là không hề có bệnh than, và năm 2007, chính quyền địa phương đã ngưng tiêm chủng vắc xincho loài tuần lộc.

Dmitry Kobylkin, lãnh đạo vùng Yamal, nói: “Một sai lầm rất nghiêm trọng đã xảy ra năm 2007. Nga tiếp tục tiêm chủng vắc xinở các vùng lân cận như Yurga, Komi và Nenets, nhưng vì vài lý do, họ quyết không cần tiêm chủng cho tuần lộc ở Yamaldù ở đây có bãi chăn tuần lộc lớn nhất thế giới”.

Hàng năm, vùng Yamal sản xuất hơn 2.500 tấn thịt tuần lộcvà dự tính tăng sản lượng lên 4.000 tấn vào năm 2017. Hiện có lệnh tạm cấm bán gạc, da và thịt tuần lộc. Nếu tình hình sớm bình thường, mùa bán thịt sẽ lại được chuẩn bị trong hai tháng 10 và 11.

Những bãi cỏ của thần chết

Các nhà khoa học đã rất lo ngại về vấn đề chôn - thiêu tuần lộc chết vì dịch than. Nikolai Melnik, giáo sư bộ môn thú y của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Nga, nói: “Xác các con vật được công nhân vệ sinh dọn dẹp, nhưng vẫn sót một số xác và một năm sau, thảm thực vật phủ lên chúng. Bộ Nông nghiệp Liên Xô từng kiểm soát kỹ khâu chôn - thiêu, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều làng giải tán, các vùng đổi tên và thế là sự hỗn loạn xảy ra”.

Các bãi chôn được gọi là “bãi cỏ của thần chết”, nằm ở nhiều vùng phía bắc Nga. Ví dụ ở nước Cộng hòa Yakutia (đông Siberia) có khoảng 285 bãi chôn tuần lộc bị phát hiện dịch than, theo cơ quan thú y khu vực.Nhưng trong 285 bãi đó, chính quyền chỉ biết vị trí chính xác của 77 bãi chôn. 208 bãi còn lại ở những vị trí không thể tiếp cận để vận chuyển xác. May mắn là Yakutia có tiến hành tiêm chủng phòng dịch.

Mùa hè này, khâu chôn tuần lộc chết được đơn vị bảo tồn sinh học của quân đội Nga đảm nhiệm. Vỏ xe cũ, các hỗn hợp đốt đặc chủng và dầu bảo đảm thiêu xác tuần lộc nhiều giờ. Tiếp đó, bãi chôn được phun thuốctẩy trùng. Đólà cách duy nhất để hoàn toàn tiêu diệt bào tử gây bệnh than.

Bất ngờ gì sẽ xảy ra từ việc trái đất nóng dần lên?

Vì tầng đất bị đóng băng vĩnh cữu tan chảy do sự nóng dần lên của Trái đất, bệnh than hoặc các mầm bệnh khác có thể bùng phát sau nhiều thế kỷ “ngủ đông”, theo các nhà khoa học Nga cảnh báo. Ví dụ các mầm bệnh ngủ yên trong xác voi mammoth đông lạnh.

Các nhà khoa học cho rằng những dịch bệnh từng bị tiêu diệt hồi thế kỷ 18 và 19, như bệnh đậu mùa, có thể tái xuất hiện. Bên cạnh đó, toàn bộ các khuẩn lây nhiễm mới và chưa được biết đến trong xác voi mammoth có thể trở thành một vấn nạn nghiêm trọng.

Alexander Sokolov, phó chủ nhiệm Trạm nghiên cứu khoa học Bắc Cực (thuộc Viện Sinh thái động - thực vật Nga) cho biết: “Hai năm trước, việc tuần lộc chết nặng nề hơn, khi mưa đá đã đục khoét lớp lãnh nguyên đóng tuyết vào mùa xuân, phủ một lớp băng dày lên bề mặt này, không cho tuần lộc kiếm được cỏ. Lần đầu tiên cáo và quạ xuất hiện ồ ạt, và tăng số lượng cáo Bắc Cực và chồn. Những loài thú ăn thịt này tăng nhờ nguồn thức ăn dồi dào là xác tuần lộc chết đói, kế đến chúng ăn các tổ chim, gà gô, chim mỏ nhát, ngỗng, vịt”.

Ông còn nói rằng dù công nhân vệ sinh có thể tiêu diệt bệnh than, nên không là mối đe dọa toàn cầu, nhưng lại đe dọa vùng Yamal: “Nếu cáo Bắc Cực ăn thịt nhiễm dịch này, con vật chắc chắn sẽ chết 2, 3 ngày sau đóvà sẽ không có đủ thời gian đến nơi nhiễm. Chim hải âu không thể nhiễm dịch than vì dịch này chỉ có thể lây lan tối đa 10 km”.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn cấm săn chim le le, kêu gọi dân địa phương không hái các loại nấm, dâu nổi tiếng của vùng Yamal.

Nga phát triển chủng vắc xinchống bệnh than

Các chuyên gia ở Viện khoa học quốc gia nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học (ở Moscow) đã phát triển được một loại vắc xinchống bệnh than cho bò và tuần lộc. Vắc xinnày sẽ được bán ra thị trường từ năm 2017.

Các cuộc thử nghiệm này đạt thành công. Trong 18 tháng qua, hơn 1.500 con tuần lộc ở Cộng hòa Yakutia được tiêm chủng, bằng cách sử dụng một bình xịt lên da vốn mau hấp thụ vắc xinvà không làm các con khác bị nhiễm từ một kim tiêm bẩn.

Vắc xinnày không cần phải trữ đông âm 30 độ C, thích hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở vùng bắc Nga.

Bệnh than từng bùng phát trầm trọng ở Liên Xô hồi mùa xuân 1979, tại thành phố Sverdlovsk (Yekaterinburg) khiến 64 người chết. Từ năm 2009 đến năm 2014, có 40 ca bị nhiễm ở Nga, nhiều hơn 5 năm trước khoảng 43%. Dịch này cũng được ghi nhận ở vùng Bắc Caucasus, miền nam Nga và vùng Siberia.

Bích Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Nga uống máu tuần lộc dễ bị nhiễm bệnh than