Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiền tiểu đường khi còn trẻ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn trong cuộc sống sau này.

Người trẻ tuổi mắc tiền tiểu đường có nguy cơ sa sút trí tuệ về sau

Đan Thuỳ | 28/05/2023, 11:00

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiền tiểu đường khi còn trẻ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn trong cuộc sống sau này.

Tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao hơn mức tối ưu nhưng chưa đủ cao để bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Thật không may, hàng triệu người Mỹ dưới 60 tuổi bị tiền tiểu đường và nhiều người thậm chí còn không biết.

Các tác giả nghiên cứu Elizabeth Selvin - Giáo sư dịch tễ học và Jiaqi Hu - nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho biết: "Tiền tiểu đường có liên quan đến nguy cơ mất trí nhớ, nhưng nguy cơ này được giải thích là do sự phát triển của bệnh tiểu đường". 

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Diabetologia, đã phân tích dữ liệu từ nghiên cứu bao gồm những người trong độ tuổi từ 45 - 64 tại Mỹ. 

Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trước 60 tuổi có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường loại 2 trước 60 tuổi. Nếu tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 trong độ tuổi từ 60-69, nguy cơ sẽ giảm xuống. Bệnh tiểu đường loại 2 không được chẩn đoán cho đến khi một người ở độ tuổi 70 thì nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ giảm xuống 23%. Và nếu một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở độ tuổi 80-90, nguy cơ mắc bệnh không lớn hơn những người không mắc bệnh tiểu đường.

diabetes-link-to-dementia-1-6415937-1685209124072.jpg

"Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tiền tiểu đường với chứng sa sút trí tuệ nhưng mối liên hệ này chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường. Phát hiện này cho thấy rằng việc ngăn chặn sự tiến triển từ tiền tiểu đường thành bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở tuổi già", Selvin nói. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 3 người Mỹ trưởng thành thì có hơn 1 người mắc bệnh tiền tiểu đường và 80% trong số họ thậm chí không biết điều đó. Gần một 1/3 trong số đó ở độ tuổi từ 18-44. Độ tuổi này được cho là còn khá trẻ để mắc chứng rối loạn khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 gây nên các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch và chứng mất trí nhớ do mạch máu khi có tuổi.

Tệ hơn nữa, gần 1/5 thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi và 1/4 thanh niên từ 19-34 tuổi đang sống chung với tiền tiểu đường.

CDC ước tính rằng khoảng 5,8 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí liên quan. Theo nghiên cứu được trích dẫn trong một báo cáo năm 2019 của Hiệp hội Alzheimer, nguy cơ suốt đời đối với dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất là khoảng 1/10 (10%) đối với nam giới ở tuổi 45 và 1/5 (20%) đối với phụ nữ.

Một phân tích tổng hợp năm 2013 cho thấy bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến việc tăng 60% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ do mọi nguyên nhân. Ngoài ra, những người mắc chứng mất trí nhớ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ tử vong sớm cao hơn.

Mặc dù mối liên hệ chính xác giữa bệnh tiểu đường và chứng sa sút trí tuệ vẫn chưa được biết đến, nhưng theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, làm tổn thương tim và mạch máu. Theo Hiệp hội Alzheimer, các mạch máu bị tổn thương trong não có thể góp phần làm suy giảm nhận thức.

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao gây viêm, có thể làm hỏng các tế bào não. Ngay cả những người ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường loại 2 cũng có dấu hiệu rối loạn chức năng trong não.

Hiệp hội cũng cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường loại 2 làm tăng đáng kể mức độ protein beta-amyloid trong não, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu này không phải là nghiên cứu đầu tiên tìm thấy mối quan hệ giữa việc khởi phát sớm bệnh tiểu đường và chứng sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu năm 2021 được thực hiện ở Anh cho thấy rằng việc một người phát triển bệnh tiểu đường hơn 10 năm trước sẽ làm tăng hơn 18% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ trong những năm về sau. 

Tiền tiểu đường được biết đến như một "kẻ săn mồi thầm lặng", phát triển và tiến triển mà không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Có những yếu tố rủi ro, tuy nhiên người có nguy cơ mắc tiền tiểu đường cao hơn nếu bị thừa cân, trên 44 tuổi, tập thể dục ít hơn 3 lần/tuần, có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2, mắc bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc sinh con trên 4kg, theo CDC.

Một số nhóm người cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm những người da đen, gốc Tây Ban Nha hoặc gốc La tinh, người Mỹ gốc Ấn Độ, thổ dân Alaska, người đảo Thái Bình Dương hoặc người Mỹ gốc Á.

Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Mỹ khuyến nghị tất cả người trưởng thành từ 35-70 tuổi được coi là thừa cân hoặc béo phì về mặt y tế nên được sàng lọc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu đáng lo ngại, việc giảm cân, tập thể dục, ăn uống lành mạnh và tránh thực phẩm chế biến và siêu chế biến có thể làm giảm nguy cơ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
21 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người trẻ tuổi mắc tiền tiểu đường có nguy cơ sa sút trí tuệ về sau