Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và khối EU có nguồn vốn chất lượng cao, song sự đầu tư vào Việt Nam còn khá hạn chế so với quan hệ thương mại và tiềm năng.

Nguồn vốn đầu tư từ Mỹ và EU vào Việt Nam còn thấp, vì sao?

19/10/2019, 20:51

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và khối EU có nguồn vốn chất lượng cao, song sự đầu tư vào Việt Nam còn khá hạn chế so với quan hệ thương mại và tiềm năng.

Việt Nam thu hút FDI từ Mỹ, EU thấp hơn nhiều so với tiềm năng - Ảnh minh họa

Tại hội thảo góp ý về Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp mới đây, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết, mỗi năm Mỹ đầu tư ra nước ngoài khoảng 300 tỉ USD. Trong khi đó, năm 2018 số vốn đăng ký của Mỹ đầu tư vào Việt Nam là 550 triệu USD, con số tương tự của Trung quốc là 2,4 tỉ USD ( cao gấp gần 5 lần Mỹ) .

Tính đến hết năm 2018, Mỹ đứng thứ 11 trong các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là hơn 9,3 tỉ USD (trong khi đó mỗi năm Mỹ đầu tư ra nước ngoài khoảng 300 tỉ USD).

Tương tự như vậy, Với EU, tình hình cũng không khả quan hơn, tổng số vốn đăng ký của 28 nước trong liên minh châu Âu- EU đầu tư vào Việt Nam đến tháng 12.2018 khoảng hơn 25 tỉ USD, trong khi đó, Đức đứng thứ 18 đầu tư vào Việt Nam với số vốn đang ký gần 1,95 tỉ USD (trong khi mỗi năm đầu Đức tư ra nước ngoài khoảng 70 tỉ USD).

Ông Toàn đánh giá đây là những con số rất khiêm tốn so với tiềm năng thu hút FDI từ Mỹ và EU vào Việt Nam.

Từ đó, chuyên gia này đặt câu hỏi, tuy đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng phải chăng Việt Nam chưa có môi trường đầu tư đủ hấp dẫn và có tính chọn lọc để thu hút được nhiều hơn các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực về tài chính và công nghệ đến từ các nước phát triển có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào Việt Nam?

Trả lời cho câu hỏi này, ông Toàn nêu rằng, các nhà đầu tư từ EU và Mỹ đánh giá khá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Song họ cũng còn một số quan ngại như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, sự thay đổi thường xuyên của hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư. Đặc biệt là luật hóa các nội dung bảo đảm đầu tư để nhà ĐTNN, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn có thể yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam

Theo GS Nguyễn Mại, các biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đầu tư vào nước ta. Đây chính là cam kết về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.

Ông Mại dẫn ra, điều khoản về bảo đảm đầu tư khi có sự thay đổi của pháp luật đã được quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư, tuy nhiên, quy định này mới chỉ dừng lại ở sự thay đổi văn bản pháp luật về ưu đãi đầu tư; trong khi nhà đầu tư đòi hỏi nhiều hơn thế, bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản, bảo đảm chuyển tài sản và lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, bảo đảm đầu tư đối với hợạt động đầu tư kinh doanh.

Do đó cần có một chương “Bảo đảm đầu tư” để quy định đầy đủ các nội dụng có liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư:

Đồng thời, ông Mại cho rằng cần phải có quy định bảo đảm quyền sở hữu tài sản. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cùng với đó, phải bảo đảm chuyển tài sản, lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài. Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam, thì nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài những tài sản như vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh, tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư

Một vấn đề khác cũng quan trọng không kém là phải bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật.

Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định điều kiện và ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng, thì nhà đầu tư được hưởng điều kiện và ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. Còn nếu thấp hơn thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng điều kiện và ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Ông Mại cũng cho rằng cần bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Nhà đầu tư không buộc phải ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước; xuất nhập khẩu hàng hóa với tỷ lệ nhất định hay đặt trụ sở tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước…

Ngoài ra, đối với những dự án quan trọng Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư.

Lam Thanh

Bài liên quan
Đà Nẵng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty GFDI cùng thuộc cấp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đã khởi tố 5 bị can là lãnh đạo và nhân viên Công ty GFDI về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn vốn đầu tư từ Mỹ và EU vào Việt Nam còn thấp, vì sao?