Ít nhất 16 quân nhân cùng một số dân thường đã thiệt mạng trong vụ đụng độ quân sự nghiêm trọng nhất giữa Armenia và Azerbaijan từ năm 2016 đến nay, làm dấy lên lo ngại về tình hình nam Caucasus vốn là hành lang dầu khí quan trọng của thế giới.

Nguy cơ vùng nam Caucasus rơi vào bất ổn vì đụng độ Armenia - Azerbaijan

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 28/09/2020, 09:28

Ít nhất 16 quân nhân cùng một số dân thường đã thiệt mạng trong vụ đụng độ quân sự nghiêm trọng nhất giữa Armenia và Azerbaijan từ năm 2016 đến nay, làm dấy lên lo ngại về tình hình nam Caucasus vốn là hành lang dầu khí quan trọng của thế giới.

Vụ đụng độ xảy ra tại khu vực lykhai Nagorno-Karabakh nằm bên trong Azerbaijan nhưng do người Armenia sinh sống tại đây quản lý. Giới chức địa phương cho biết 16 binh sĩ của họ thiệt mạng, hơn 100 người khác bị thương sau khi Azerbaijan tấn công bằng không quân lẫn pháo binh vào sáng 27.9. Phía Armenia và Nagorno-Karabakh ban bố thiết quân luật đồng thời tổng động viên toàn dân.

Phía Azerbaijan nói rằng họ chỉ đáp trả pháo kích từ Armenia cướp đi sinh mạng 5 thành viên trong một gia đình. Lực lượng vũ trang nước này sau đó giành quyền kiểm soát 7 ngôi làng nhưng sau đó mất đi vài nơi, chịu một số thương vong dân sự.

Azerbaijan phá hủy một hệ thống phòng không của Armenia trong cuộc đụng độ mới xảy ra - Ảnh: AP

Sau vụ việc, nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng lập tức được triển khai. Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tránh làm xung đột leo thang bằng cách dừng mọi hoạt động quân sự, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Ngoại trưởng Sergey Lavrov đang tìm cách liên lạc để thúc đẩy các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên án bạo lực, kêu gọi ngừng ngay hoạt động hay phát ngôn khiến tình hình thêm tồi tệ. Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ giúp đỡ giải quyết. Chính trị gia đảng Dân chủ Joe Biden đề nghị chính quyền Washington đưa quan sát viên đến khu vực.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thông báo đã thảo luận với nhóm Minsk (13 nước thành viên, đóng vai trò tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Nagorno-Karabakh lâu nay giữa Armenia và Azerbaijan). Ông thể hiện sự ủng hộ dành cho đồng minh Azerbaijan, chỉ trích Armenia là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình khu vực.

Người dân Armenia hưởng ứng tổng động viên - Ảnh: Reuters

Nhiều đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Azerbaijan đi khắp thế giới đều nằm gần Nagorno-Karabakh. Armenia vào tháng 7 từng cảnh báo nguy cơ an ninh ở vùng nam Caucasus sau khi Azerbaijan đe dọa tấn công một nhà máy điện hạt nhân của họ.

Nagorno-Karabakh tuyên bố tách khỏi Azerbaijan sau một cuộc xung đột bùng nổ vào thời điểm Liên Xô tan rã năm 1991.Tuy đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1994, nhưng cả Azerbaijan lẫn Armenia thường xuyên cáo buộc nhau tấn công khu vực xung quanh Nagorno-Karabakh cũng dọc theo biên giới hai nước.

Đụng độ chết người gây chú ý nhất xảy ra trong tháng 4.2016, khiến ít nhất 200 người thiệt mạng.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
15 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ vùng nam Caucasus rơi vào bất ổn vì đụng độ Armenia - Azerbaijan