Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng âm nhạc dân tộc là một dòng chảy liên tục, bất tận nhưng chưa bao giờ dừng lại. Nó chỉ chưa bao giờ trở thành trào lưu nhưng cũng không bao giờ mất đi.

Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng: Âm nhạc dân tộc là một dòng chảy liên tục bất tận

Tiểu Vũ/ thực hiện | 20/11/2020, 09:40

Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng âm nhạc dân tộc là một dòng chảy liên tục, bất tận nhưng chưa bao giờ dừng lại. Nó chỉ chưa bao giờ trở thành trào lưu nhưng cũng không bao giờ mất đi.

nghe-si-uu-tu-hai-phuong.jpg
Tiến sĩ – Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tiến sĩ - Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hải Phượng, sinh năm 1969, trong gia đình có truyền thống âm nhạc dân tộc. Từ 5 tuổi, chị đã được mẹ - Nhà giáo Ưu tú Phạm Thúy Hoan (Trường Quốc gia Âm nhạc lúc bấy giờ) truyền dạy về đàn tranh; 7 tuổi, chị được theo học đàn tranh tại Nhạc viện TP.HCM.

Hải Phượng đạt giải Nhất cuộc thi "Tài năng trẻ đàn Tranh lần thứ nhất" năm 1992. Từ đó chị đã tham dự nhiều sự kiện âm nhạc, nhiều chương trình biểu diễn tại Việt Nam và thế giới như các liên hoan âm nhạc tại Pháp, Mỹ, Đức, Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Mỹ, Ấn độ...

Năm 1993, chị sang Paris (Pháp) cùng GS Trần Văn Khê thực hiện đĩa nhạc La Music Hier et Aujourd’hui?. Đĩa chương trình do nhóm Tiếng hát quê hương của chị biểu diễn trong lần dự liên hoan âm nhạc ở Nhật hiện được lưu giữ tại nhiều thư viện ở Nhật, Pháp, Mỹ, Ấn Độ.

Trong chuyên ngành sư phạm biểu diễn nhạc cụ dân tộc, Hải Phượng là một trong hai thạc sĩ đầu tiên của nhạc viện vào thời điểm đó. Năm 1981, Hải Phượng cùng mẹ và em gái - nghệ sĩ Hải Yến thành lập CLB Tiếng hát quê hương.

Hiện chị là giảng viên Khoa Âm nhạc Dân tộc của Nhạc viện TP.HCM.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, nhà giáo -  NSƯT Hải Phượng đã chia sẻ với Một Thế Giới câu chuyện về “nghề thầy” của mình

 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, chị nhớ đến người thầy nào của mình?

 - Trong quá trình theo học âm nhạc dân tộc từ bé đến khi trưởng thành, Hải Phượng học rất nhiều thầy, vì vậy không chỉ trong ngày 20.11, mà trong đời sống bình thường, lúc giảng dạy, khi biểu diễn, hình ảnh và những lời dạy của các thầy cô thuộc luôn hiện diện trong tim của Hải Phượng, trong đó đặc biệt là hai người thầy lớn là NSƯT Phạm Thúy Hoan - mẹ của Hải Phượng và GS-TS Trần Văn Khê.

Cách sống, tiếng đàn và tình yêu âm nhạc của họ đã ảnh hưởng sâu nặng đến chặng đường âm nhạc của Hải Phượng sau này. Từ những ảnh hưởng đó, khi giảng dạy cho học trò, cũng như các thầy cô của thế hệ trước, Hải Phượng không chỉ truyền lại kiến thức âm nhạc, mà còn cố gắng truyền cho các em hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, thông qua âm nhạc dân tộc để nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.

nsut-hai-phuong_anh-ngoc-duong-14_dezv.jpg
Tiến sĩ – Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng - Ảnh: Nhân vật cung cấp

 Có nhiều ý kiến cho rằng  âm nhạc dân tộc có vẻ như đang dần bị mai một vì ít được thế hệ trẻ quan tâm. Là một nghệ sĩ, - người truyền nghề  nhạc cụ dân tộc có các học trò, nghệ sĩ kế cận và ban nhạc dân tộc, chị có trăn trở về thực tế đó không?

 - Hải Phượng cho rằng người ta nói âm nhạc dân tộc đang “dần mai một” không phải là một ý kiến mà trên hơn nữa là sự lo lắng trăn trở cho nền âm nhạc truyền thống của dân tộc. Ý kiến đó cũng xuất phát từ yêu và mong muốn âm nhạc dân tộc cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Dù có rất nhiều trăn trở, tuy nhiên Hải Phượng vẫn tin rằng âm nhạc dân tộc là một dòng chảy liên tục, bất tận chưa bao giờ dừng lại. Dù trên thực tế đời sống âm nhạc hiện nay, âm nhạc dân tộc chưa bao giờ trở thành trào lưu, nhưng nó vẫn không mất đi. Âm nhạc dân tộc vẫn lưu truyền lại mãi mãi. Còn chuyện thế hệ trẻ ngày nay quan tâm đến âm nhạc dân tộc hay không chính là do cách làm của người lớn chúng ta thôi.

 - Theo chị, làm thế nào để cho thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị cốt lõi của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam?

Không có cách nào tốt hơn là việc chúng ta phải đào tạo công chúng trẻ biết thưởng thức âm nhạc dân tộc, phải hướng dẫn cho họ biết cái hay cái đẹp, độc đáo của nền âm nhạc nước nhà, từ đó các bạn mới yêu thích và cố gắng giữ gìn di sản ấy.

haiphuongtraicunggstranvankhevacacnghesitainhachoidantranhchaualan1_anhnv_zbuo.jpg

Hải Phượng (trái) cùng thầy là GS Trần Văn Khê và các nghệ sĩ tại Nhạc hội đàn tranh châu Á lần 1- Ảnh: Nhân vật cung cấp

 - Trong quá trình giảng dạy âm nhạc, với những sinh viên đang theo học các khoa về nhạc cụ truyền thống nói riêng, âm nhạc nói chung - chị đánh giá cao sự tài năng hay chăm chỉ?

 - Theo Hải Phượng, tài năng mà không có sự chăm chỉ thì không thể đi đến đỉnh cao. Còn chăm chỉ mà không có tài năng thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những ngành nghề đề cao năng khiếu như ngành nhạc. Tuy vậy, Hải Phượng thích chọn học sinh có sự chăm chỉ hơn là hoàn toàn do năng khiếu.

 - Những lời dạy nào của các người thầy dạy chị mà chị nay truyền lại cho các học trò và câu nào trở thành kim chỉ nam cho chị trong giảng dạy?

 - Hải Phượng thích tâm đắc câu nói: “Người Thầy dạy nhạc không chỉ là người trao truyền kiến thức mà còn phải là người truyền cho học trò ngọn lửa đam mê của nghề nghiệp".

Xin cảm ơn TS - NSƯT Hải Phượng!

Bài liên quan
20.11 đọc lại ‘Nghề thầy’ của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy
Một em bé mới vào trường, khác nào một tờ giấy trắng, trên đó tổ tiên và nhất là cha mẹ đã viết vào một phần thượng tầng, khoảng nhì thì anh em bạn bè vẽ vào. Còn một phần nữa, ai viết vào đấy? Phần ông thầy đấy chăng? Ông viết vào là phải, nhưng hãy khoan...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà giáo - NSƯT Hải Phượng: Âm nhạc dân tộc là một dòng chảy liên tục bất tận