Sở dĩ nhà Nguyên đòi voi không phải mang về để ngắm cho vui mà đó là toan tính. Trong lần xâm lược Việt Nam lần thứ nhất, quân Nguyên đã được chứng kiến sức mạnh của tượng binh Đại Việt. Loài voi to lớn có thể khiến cho ngựa phương Bắc sợ hãi, quân Việt còn có thể dựa vào voi để tránh mưa tên vốn là sở trường của kỵ binh Nguyên Mông.
Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc
Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc
Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta
Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt
Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê
Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc
Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc
Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm
Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống
Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh
Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống
Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất
Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất
Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện
Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông
Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng
Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều
Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân
Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích
Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên
Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông
Sau khi ta và nhà Nguyên chính thức bang giao vào 1261 thì nhà Nguyên yêu cầu ta phải nộp đồ cống vật. Xét trong quan hệ ngoại giao thời xưa thì việc đòi hỏi bất bình đẳng này đã trở thành lệ. Những nước lớn thường ra yêu sách bắt các nước nhỏ phải tiến cống. Mặc dù nhà Trần vừa đánh thắng quân Nguyên Mông lần 1 vào năm 1258 nhưng ta cũng nhượng bộ một cách khéo léo để vừa khiến nhà Nguyên không tạo cớ xâm lược mà vừa giữ được thể diện. Nói tóm lại, ta cống mà thực ra không cống như dã tâm của nhà Nguyên.
Tháng 10.1262, Hốt Tất Liệt gửi chiếu thư cho vua Trần Thái Tông viết: “Khanh dã gửi đồ lễ xin làm bầy tôi, vậy bắt đầu từ năm Trung Thống thứ tư (1263), cứ 3 năm cống một lần. Hãy chọn Nho sĩ, thầy thuốc, người giỏi âm dương bói toán, các loại thợ, mỗi thứ 3 người, cùng dầu tô hợp, quang hương, vàng bạc, châu sa, trầm hương, đàn hương, sừng tê, đồi mồi, trân châu, ngà voi, vải trắng, chén sứ, đem đến cả một lúc...”
Lần lữa mãi đến cuối 1266, vua Trần mới sai Dương An Dưỡng và Vũ Hoàn sang cống nhưng chỉ mang mấy đồ sản vật chứ quyết không cống người. Đây là việc làm đấu tranh biểu thị ý thức tự tôn dân tộc không cho người Việt đi làm nô lệ cho dân tộc khác. Với ý thức tự tôn cao như thế nên ta hiểu vì sao nhà Trần không bao giờ chịu góp quân lính đi đánh thuê cho triều đình Nguyên Mông như đã đề cập trong phần trước. Quan trọng hơn, ta không cống người thì sẽ hạn chế được nhà Nguyên khai thác tình hình nước ta thông qua giới tri thức là Nho sĩ, thầy thuốc và giới thạo âm dương...
Năm 1267, nhà Nguyên còn bận các mặt trận với quân Tống nên đành gửi chiếu nói kiểu vỗ về: Theo bài Thánh chế của vua Thái Tổ Hoàng Đế; Phàm những nước đã qui phụ với Trung Quốc, thì vua phải thân hành đến chầu, cho con em ở tại Trung Quốc làm tin, biên nạy dân số, cung ứng quân dịch, nạp thuế khoá, còn đặt quan Đạt lỗ hoa xích cai trị. Các khoản nói trên đều để tỏ rõ lòng trungthành làm nước chư hầu. Nay khanh cống hiến, không hề quá hạn ba năm, đủ biết lòng thành thật như trước, nên ta kể lại chế độ tổ tông nước ta, cũng lấy lòng thành thật tỏ bày vậy.
Nhưng chỉ 2 năm sau, khi tình hình thuận lợi thì nhà Nguyên đã thay đổi luôn thái độ. Trương Đình Trân trong thư gửi vua Trần có nêu: “An Nam vào cống không đúng kỳ hạn”. Hoàng Thường, sứ Mông Cổ cũng viết: “Đã 10 năm nay, vương không sang cống”.
Trong chiếu thư viết năm 1278 được An Nam chí lược chép cũng ghi lại thái độ bất mãn của nhà Nguyên khi vua Trần không đáp ứng chuyện cống nạp: “Theo chế độ của tổ tông đã qui định, phàm các nước nội phụ thì vua phải thân hành tới chầu, gửi con em làm tin, biên nạp dân số, nộp thuế lệ, mộ dân trợ binh và vẫn đặt quan Đạt lỗ hoa xích để thống trị; sáu điều nói trên, năm trước đã có lời dụ cho khanh biết rồi, thế mà qui phụ đã hơn 15 năm, khanh chưa từng tới triều kiến một lần nào, và các điều qui định đến nay vẫn chưa thi hành; tuy rằng ba năm tới cống hiến một lần, nhưng các đồ cống hiến đều không dùng được”.
Một món mà Mông Cổ rất khao khát được cống là voi nên mấy lần đòi loài thú to lớn này. Tuy nhiên, ta trước sau đều không đáp ứng. Năm 1269, vua Trần Thái Tông trả lời: “Theo lời của Khu Rung Khay A, bệ hạ muốn đòi mấy con voi lớn. Loài thú ấy thân thể to lớn lắm, bước đi rất chậm chạp, không như ngựa của thượng quốc. Xin tuân sắc chỉ, đợi đến năm sau tiến cống sẽ đem dâng”.
Nhưng năm sau, nhà Trần lại giục cống voi. Đến 1272, vua Trần trả lời thẳng: “Sứ đến nói việc đòi voi, trước vì sợ trái chỉ nên không dám nói thẳng là theo hay không theo, chứ thật ra vì tượng nô không chịu rời nhà, khó sai họ đi, còn việc cống nho sĩ, thầy thuốc và thợ thì khi bồi thần nước tôi là Lê Trọng Đà vào bệ kiến, gần uy quang trong gang tấc cũng không nghe chiếu dụ đến việc ấy”.
Sở dĩ nhà Nguyên đòi voi không phải mang về để ngắm cho vui mà đó là toan tính. Trong lần xâm lược Việt Nam lần thứ nhất, quân Nguyên đã được chứng kiến sức mạnh của tượng binh Đại Việt. Loài voi to lớn có thể khiến cho ngựa phương Bắc sợ hãi, quân Việt còn có thể dựa vào voi để tránh mưa tên vốn là sở trường của kỵ binh Nguyên Mông. Trong các cuộc chiến xâm lược phương nam thì quân Hán, quân Tống cũng rất ngại phải đối đầu với tượng binh của người Việt. Sự có mặt của tượng binh đã khắc chế nhiều sức mạnh của kị binh Mông Cổ nên chúng muốn có vài con voi cùng quản tượng về để nghiên cứu cách phá tượng binh ta. Với tinh thần cảnh giác cao của triều đình và sự anh minh của các vua Trần thì không có chuyện ta lại mang vũ khí tối thượng của mình ra cho kẻ địch.
A.T