Bộ Công Thương vừa thông qua phương án kiện toàn, tái cấu trúc bộ máy Bộ theo hướng rút gọn, sáp nhập nhiều vụ nhằm từ 35 đầu mối xuống chỉ còn 28 đầu mối. Vấn đề đặt ra tiếp là nhân sự thừa sẽ được giải quyết ra sao?

Nhân sự thừa tại Bộ Công Thương sau tinh giản được xử lý ra sao?

tuyetnhung | 06/12/2016, 18:03

Bộ Công Thương vừa thông qua phương án kiện toàn, tái cấu trúc bộ máy Bộ theo hướng rút gọn, sáp nhập nhiều vụ nhằm từ 35 đầu mối xuống chỉ còn 28 đầu mối. Vấn đề đặt ra tiếp là nhân sự thừa sẽ được giải quyết ra sao?

Động thái này của Bộ Công Thương được thực hiện sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn tổ chức và nhân sự theo đúng phương châm của Thủ tướng là xây dựng Chính phủ nhiệm kỳ này là Chính phủ hành động, phục vụ, kiến tạo, liêm chính.

Phương án xây dựng cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2020 được đưa ra theo hướng giảm từ 35 đầu mối xuống còn 28 đầu mối.Phương án tinh giản nàythời gian qua đã thu hút sự quan tâm của dư luận khi nhiều câu hỏi đặt ra rằng những công chức dư thừa tại Bộsẽ được điều chuyển đi đâu sau khi sắp xếp lại bộ máy.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết việc rút gọn bộ máy từ 35 xuống còn 28 đầu mối sẽ gây nên sự xáo trộn nhân sự ở các đơn vị. Đặc biệt, điều này sẽ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Giải thích rõ hơn, vị đại diện Bộ Công Thương cho rằng việc rút gọn, tinh giản bộ máy không chỉlàm dôi dư số vụ trưởng, cục trưởng mà số lượng cấp phó và công chức của những đơn vị sáp nhập này cũng sẽ thừa ra.Tuy nhiên sẽ không để xảy ra tình trạng một vụ (cục) có tới2-3 vụ trưởng, cục trưởng trong Bộ Công Thương. Số lượng lãnh đạo đơn vị sẽ được bố trítheo đúng quy định của Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19.6.2015

Về việc giải quyết số lãnh đạo dôi dư, Bộ sẽ bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị còn thiếu lãnh đạo hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ. Hiện tại, một số đơn vị sự nghiệp còn thiếu lãnh đạo cấp phó so với quy định, hoặc có lãnh đạo cấp trưởng chuẩn bị nghỉ hưu.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ bổ sung, thay thế những công chức lãnh đạo chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc cử làm Tham tán trong các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.

"Lãnh đạo có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng được yêu cầu điều hành doanh nghiệp sẽ được xem xét bổ nhiệm, giữ các chức vụ lãnh đạo, người đại diện tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty hoặc tinh giản biên chế theo Nghị định số 108 của Chính phủ", vị đại diện cho biết.

Những công chức, viên chức, người lao động dôi dư sau sáp nhập, sắp xếpsẽ được ưu tiên tạo điều kiện tìm công việc mới tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ, tạo điều kiện tìm việc làm mới trong các đơn vị thuộc Bộ.

Bộ Công Thương cũng khẳng định sẽ sắp xếp để đảm bảo số lượng biên chế theo chỉ tiêu được giao. Năm 2017, số lượng biên chế thuộc Bộ sẽ giảm khoảng 1,5% so với năm 2016. Dự kiến việc phân bổ nhân sự tại bộ sẽ hoàn thành trong đầu quý 1/2017.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân sự thừa tại Bộ Công Thương sau tinh giản được xử lý ra sao?