Nikkei Asian Review đưa tin chính phủ Nhật sắp ban hành luật giữ bí mật những công nghệ có thể dùng cho mục đích quân sự, giới chức nước này sẵn sàng bồi thường để các công ty và người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế từ bỏ doanh thu sáng chế.

Nhật chấp nhận bồi thường để các công ty giữ bí mật công nghệ nhạy cảm

Cẩm Bình | 27/12/2021, 08:55

Nikkei Asian Review đưa tin chính phủ Nhật sắp ban hành luật giữ bí mật những công nghệ có thể dùng cho mục đích quân sự, giới chức nước này sẵn sàng bồi thường để các công ty và người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế từ bỏ doanh thu sáng chế.

Cụ thể, hồ sơ xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ giúp phát triển vũ khí hạt nhân - chẳng hạn làm giàu uranium - và công nghệ sáng tạo tiên tiến trong đó có công nghệ lượng tử phải được xem xét theo luật an ninh kinh tế (hiện mới là dự thảo). Công nghệ được xác định đem lại nguy cơ an ninh nếu công khai sẽ được giữ bí mật, người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cũng bị cấm nộp đơn ở nước ngoài.

Một ban hội thẩm gồm Bộ Quốc phòng, Ban thư ký An ninh quốc gia cùng vài cơ quan khác sẽ chịu trách nhiệm sàng lọc, số lượng quy định có thể lên đến vài chục điều. Chính phủ Nhật bồi thường số tiền tương đương 20 năm doanh thu sáng chế (licensing income).

Công nghệ xin cấp bằng sáng chế tại Nhật thường được công bố chỉ 18 tháng sau khi nộp hồ sơ, nên công ty và chính phủ nước ngoài, thậm chí cả phần tử khủng bố, rất dễ tiếp cận chúng.

japan.jpg
Công nghệ giúp phát triển vũ khí hạt nhân thuộc nhóm công nghệ nhạy cảm Nhật muốn giữ bí mật - Ảnh: Nikkei Asian Review

Ngoài thiết lập cơ chế giữ bí mật công nghệ nhạy cảm, dự thảo luật an ninh kinh tế còn tập trung đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng cốt lõi, củng cố chuỗi cung ứng, thúc đẩy hợp tác công tư ở lĩnh vực công nghệ hàng đầu.

Dự thảo luật đề ra loạt biện pháp xem xét việc mua thiết bị của các nhà khai thác cơ sở hạ tầng cốt lõi lớn (mạng viễn thông, lưới điện, công ty tài chính). Chính phủ sẽ yêu cầu nhà khai thác đệ trình kế hoạch khi lắp đặt thiết bị hoặc máy tính từ bên thứ ba, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trước rủi ro tấn công mạng.

Bộ/cơ quan phụ trách quản lý ngành cụ thể có nghĩa vụ tiến hành đánh giá xem liệu nhà cung cấp thiết bị có bị ảnh hưởng bởi chính phủ nước ngoài hay không (một cáo buộc thường dành cho sản phẩm Trung Quốc). Thiết bị hay hệ thống máy tính bị đánh giá đem lại mối đe dọa đối với hoạt động ổn định của hạ tầng cốt lõi sẽ không được cho phép sử dụng.

Về củng cố chuỗi cung ứng, sáng kiến mà luật lập nên bao quát tất cả nguyên liệu cần thiết để đảm bảo cung cấp ổn định sản phẩm bán dẫn, dược phẩm, quặng kim loại quý và nam châm lớn. Công ty trong các lĩnh vực này nếu nộp kế hoạch đạt tiêu chuẩn sẽ được chính phủ trợ cấp.

Theo Nikkei Asian Review, dự thảo luận an ninh kinh tế chuẩn bị được công bố trong tháng tới. Nội các Nhật sẽ phê duyệt vào tháng 2, đến năm tài khóa 2023 luật chính thức có hiệu lực.

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật chấp nhận bồi thường để các công ty giữ bí mật công nghệ nhạy cảm