Phần đáng chú ý trong báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016 là việc nhiều DNNN đã có vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai.

Nhiều DNNN đang tìm cách lách luật để chuyển nhượng đất

Trí Thức Trẻ | 29/05/2018, 11:31

Phần đáng chú ý trong báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016 là việc nhiều DNNN đã có vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai.

195.000m2 là tổng diện tích có vi phạm của Tổng công ty Lương thực miền Nam và một số đơn vị thành viên. Hay tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và 20 đơn vị thành viên, vẫn còn tồn tại hơn 41 nghìn m2 chưa có hố sơ pháp lý liên quan.

Sáng hôm qua 28.5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016.

Một phần đáng chú ý trong báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, thay mặt Đoàn giám sát trình bày,là việc nhiều DNNN đã có vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai như chưa quản lý đất chặt chẽ, nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm.

Cụ thể như các đơn vị thành viên của Tổng công tyĐường sắt đã tự ký cho nhiều đối tượng bên ngoài thuê đất, mặt bằng để sử dụng các lĩnh vực kinh doanh không liên quan đến hoạt động đường sắt. Các đơn vị này đã phân, giao, cho mượn đất không đúng thẩm quyền dẫn đến tình trạng không quản lý được trong khi tiền sử dụng đất vẫn phải nộp thay hoặc nhận nợ với Nhà nước.

Hay như ở Tổng công tyLương thực miền Nam và một số đơn vị thành viên đã vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng đất đai, sử dụng đất không hiệu quả, để đất trống, một số cơ sở nhà đất cho thuê, sử dụng không đúng mục đích, với tổng diện tích 195.788,7m2.

Đoàn giám sát cũng đánh giá tại nhiều DNNN chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất với ngân sách nhà nước.

Kết quả sau kiểm toán cho thấyTập đoàn Xăng dầu Việt Nam và 20 đơn vị thành viên còn tồn tại 41.465m2 chưa có các hồ sơ pháp lý liên quan. 44.918m2 đất đã có quyết định giao đất nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã có quyết định cho thuê đất nhưng chưa có hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Và khoảng 265.444m2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các đơn vị này cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho đất trồng cây lâu năm từ khi mua chuyển nhượng từ các hộ gia đình. Chưa làm thủ tục sang tên công ty đối với 2 cửa hàng tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bình Định. Ngoài ra có 41.738m2 chưa khai thác, sử dụng, 33.418,3m2 sử dụng không đúng mục đích. Và 4 lô đất 32.719m2 chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước.

Trong khi đó tại TVK, công tác sử dụng đất còn tồn tại hạn chế khi 10/18 đơn vị có diện tích đất chưa đủ hồ sơ pháp lý với tổng diện tích đất chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý là 9.600,364m2, chiếm tỷ lệ 19,83%. TKV vẫn còn 34.239m2 đất dự án đã chậm tiến độ hơn 8 năm nhưng vẫn chưa được triển khai phải kiến nghị thu hồi theo quy định...

Hay như PVN đang quản lý và sử dụng khu đất ở số 143 đường Trần Não, ấp Bình Khánh 3, phường Bình An, Quận 2, TP.HCM (tổng diện tích 1.322,8m2) không đúng mục đích và chủ trương đầu tư nên gây ứ đọng vốn, giảm thiểu hiệu quả kinh doanh. Đất có diện tích đang xảy ra tránh chấp chưa được giải quyết triệt để là 469m2.

Đoàn giám sát cũng cho rằng nhiều DNNN đang tìm cách lách luật để chuyển nhượng đất. Nghĩa là DNNN chuyển nhượng đất được Nhà nước cho thuê dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất, sau đó thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp.

Hoạt động này cùng với những điều cònbất cập, thiếu minh bạch trong việc xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương đã tạo cơ hội để các tổ chức, cá nhân liên quan trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Theo Trí Thức Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều DNNN đang tìm cách lách luật để chuyển nhượng đất