Bóng đá Việt Nam vừa lập nên một kỳ tích chưa từng có khi đội tuyển U.23 của chúng ta lọt vào đến trận chung kết lịch sử trong một tư thế hiên ngang, tự tin dù bị đánh giá rất thấp khi vừa lọt vào vòng bảng và đang còn đấu trận đầu ở vòng bảng. Thế rồi đến trận chúng ta thắng Úc trở đi đã khiến cả châu Á và những người yêu bóng đá trên thế giới phải biết đến và nhớ đến Việt Nam nhiều hơn với một thái độ khác, rất khác!
Vào khoảng cuối tháng 12.2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký kết hợp tác tuyên truyền quảng bá với mạng tin tức truyền hình cáp CNN (Mỹ) trong hai năm 2017 và 2018, với tổng chi phí 2 triệu USD. Những nội dung quảng bá được phát qua nền tảng truyền hình và kỹ thuật số. Khu vực phát sóng gồm châu Á Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và Nam Á.
Hôm đó, tôi nhớ Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung đã nói: "Hy vọng qua kênh CNN, thế giới sẽ biết nhiều hơn về văn hóa, con người, phong cảnh Việt Nam và Thủ đô Hà Nội”. Vừa qua, đội tuyển U.23 Việt Nam đã làm cho cả châu Á và thế giới biết đến Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng, đó đã là một hình thức quảng bá vô giá, thật không dễ mà có được.
Từ câu chuyện trên, tôi trộm nghĩ, số tiền 1 tỉcủa các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay 2 tỉnhư TP Hồ Chí Minh vừa rần rần công bố trao tặng đội tuyển U.23 Việt Nam sau khi đội đạt thành tích xuất sắc tại vòng chung kết U.23 châu Á cũng là chuyện rất đáng làm và không có gì gọi là to tát nếu xem đó như là một cách tri ân cần thiết, xứng đáng. Đặc biệt là so với trước đó, họ từng phải chi phí cho công tác truyền thông rất lớn như tôi vừa nêu ví dụ.
Bóng đá Việt Nam vừa lập nên một kỳ tích chưa từng có khi đội tuyển U.23 của chúng ta lọt vào đến trận chung kết lịch sử trong một tư thế hiên ngang, tự tin dù bị đánh giá rất thấp khi vừa lọt vào vòng bảng và đang còn đấu trận đầu ở vòng bảng. Thế rồi đến trận chúng ta thắng Úc trở đi đã khiến cả châu Á và những người yêu bóng đá trên thế giới phải biết đến và nhớ đến Việt Nam nhiều hơn với một thái độ khác, rất khác! Nó sẽ không như ngày nào của 7 năm trước, khi HLV trưởng đội Real Madrid lúc bấy giờ là Jose Mourinho đã nói một câu khiến cả dân tộc ta bị... “cay mũi ". Tôi nhớ ngày đó, nhiều đồng nghiệp của tôi cũng như tôi cứ thắc mắc, chắc ai đó "chế" ra câu chuyện phiếm này cũng nên?
Thực ra, câu chuyện đó có thật, thế mới buồn cho người Việt chúng ta. Đồng nghiệp Châu Phú của tôi vừa nhắc lại chuyện này trên VNN. Số là hồi cuối năm 2010, trên báo Marca, một tờ báo thể thao nổi tiếng của Tây Ban Nha có đề cập đến việc HLV trưởng Real Madrid Jose Mourinho bực dọc thốt lên sau một trận đấu có quá nhiều vấn đề: "Nó quá xấu xí. Nếu là một khán giả, tôi sẽ không theo dõi trận đấu này. Còn nếu ở nhà, tôi sẽ bật một kênh của Eurosport để xem trận đấu ở Việt Nam". Ai cũng biết, đây là một màn “quảng bá ngược” về bóng đá Việt Nam vốn đang bị xếp vào “vùng trũng”...
Nghe vậy thì ai là người Việt Nam mà chẳng cay mũivì câu nói đó quá sâu cay ấy, vô tình đụng đến lòng tự trọng trong mỗi con người chúng ta.
Bạn Châu Phú bày tỏ tiếp: "Vậy mà chỉ vỏn vẹn 7 năm sau, đầu năm 2018, cũng chính tờ báo thể thao hàng đầu xứ bò tót này đã hào hứng đưa tin về U.23 Việt Nam khi đội bóng lần lượt chiến thắng các “ông lớn”, lọt vào chung kết giải Châu Á: "Việt Nam viết nên lịch sử, chơi trận chung kết châu lục lần đầu tiên".
Tôi nghĩ, không khéo ngài Jose Mourinho bây giờ, nếu như đang bận chưa thể yên tâm đích thân sang Việt Nam để coi giò coi cẳng của mấy tuyển thủ trẻ Việt Nam (vì đội bóng M.U. của ông đang bị kém điểm quá xa đội đứng đầu giải ngoại hạng Anh là Manchester City) thì theo tôi, ông cũng nên sớm cử trợ lý tuyển trạch của ông sang Việt Nam màtìm hiểu đất nước và cầu thủ Việt Nam mà ông đã từng "đá xoáy" ngày nào, xem nóra sao cũng nên!
Âu cũng bởi chúng ta nằm ở "vùng trũng" của bóng đá châu Á, ở cái "ao làng" Đông Nam Á nên mới lép vế đến như vậy trong con mắt ông ta.
Sự lép vế này khiến chúng ta luôn chịu thiệt về tài chính khi thương thảo mời các đội bóng danh tiếng thế giới sang đá giao hữu với tuyển Việt Nam. Tôi nhớ, đội bóng danh tiếng đầu tiên mà Liên đoàn Bóng đá VN mời là vào khoảng năm 1996 gì đó. Đây chính là đội CLB Juventus. Rồi hơn chục năm sau, chúng ta mới mời nổi CLB Barcelona B có tăng cường thêm sao sang VN du đấu.
Mặc dù hàng năm các CLB danh tiếng vẫn đi vòng quanh các nước châu Á giao đấu để khuếch trương thanh thế, để mong có nhiều cổ động viên ở châu lục này hơn và cũng nhờ đó mà sẽ gặt hái bộn tiền hơn... Song họ vẫn không mấy mặn mà nhận lời sang nước ta, âu cũng là do bóng đá nước nhà không khiến họ thèm để mắt. Chúng ta, những người yêu bóng đá thực sự có nỗi đau cũng là chỗ đó.
Chỉ có cái lần bầu Đức bắn tiếng mời CLB Arsenal vài năm trước và họ nhận lời sang ta du đấu thì mới là thứ "quan hệ có đi có lại", là" tình thân mến thân" do bầu Đức đang phối hợp với họ mở Học viện bóng đá Arsenal-GMG tại Gia Lai. Đành rằng họ sang ta vẫn có thể rất tốn kém tiền ra sân,nhưng ít nhiều cũng được tôn trọng hơn .
Hẳn nhiều người chúng ta còn nhớlần ấy, họ đã rất ấn tượng với CĐV Việt Nam, ấn tượng về sự hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt của người Việt Nam với bóng đá Anh nói chung. Nhưng có lẽ họ càng ấn tượng bội phần do có một chàng trai trẻ người Hải Dương chạy bộ hàng chục cây số đuổi theo xe chở đội bóng của họ từ sân bay Nội Bài về nội thành Hà Nội chỉ vì anh ta quá yêu Arsenal.
Câu chuyện đó đã được báo chí nước Anh và báo chí thể thao các nước đề cập cứ như một chuyện kỳ lạ trên thế giới. Có lẽ qua đó, người Anh đã có dịp hiểu thêmvề sự cuồng nhiệt của người Việt Nam với bóng đá. Thế rồi nhờ vậy mà chàng trai nọ được CLB Arsenal mời đích danh sang dự khán. Việt Nam ta lại có dịp để bạn trẻ ấy quấn cờ đỏ sao vàng chạy xuống sân chào khán giả với những lời giới thiệu trang trọngtrước trận đấu. Chuyện đó khiến cả thế giới có thêm dịp biết đến người hâm mộ bóng đá nước ta.
Sự kiện này, ngày ấy khiến cả hai bên đều lãi to, nếu như nhìn ở góc độ quảng bá hình ảnh của nhau, cho nhau.
Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Công ty VPF hôm 1.2vừa đưa ra mấy thông tin trên báo Thanh Niên làm chúng ta rấtphấn khích và cũng mừng cho bóng đá nước nhà.
Ông Tú cho hay, "trước khi Giải U.23 AFC khởi tranh, “két sắt” của VPF tuy còn tiền nhưng không đủ để trang trải cho những công việc quan trọng. Đến thời điểm này và đặc biệt sau kỳ tích của đội U.23 VN, chúng tôi cũng đã nhận được một số lời đề nghị của các doanh nghiệp, nhà tài trợ. Và những lời đề nghị này càng đến dồn dập hơn trong suốt quá trình thi đấu cực kỳ ấn tượng của đội U.23 VN. Và sau trận chung kết đầy kịch tính, nghẹt thở, đội U.23 VN đã giành được tấm HCB quý giá, thì VPF càng bận bịu vì rất nhiều nơi đặt vấn đề.
Dù rất vui với thành tích của U.23, nhưng điều quan trọng là các nhà tài trợ nhìn thấy lợi ích kinh tế nếu đầu tư cho giải bóng đá hàng đầu của chúng ta, giải đấu có các cầu thủ U.23 thi đấu trong màu áo các CLB. Họ nhìn thấy lợi ích nếu bỏ ra một đồng sẽ thu về được những thứ gì. Bài toán kinh tế luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu...''.
Vậy là đủ để thấy rằng, một khi bóng đá đẹp, đỉnh caovà lành mạnh của chúng ta lên ngôi thì không chỉ có các đội bóng CLB, các giải trẻ khác, các tuyển thủ U.23 hưởng lợi mà cả VFF, cả VPF cũng đều hưởng lợi. Mở rộng hơn, cả Việt Nam ta cũng đều hưởng lợi về mặt quảng bá đất nước, con người Việt Namtrong đó có văn hóa, du lịch và thể thao và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội...
Như thế có nghĩa tất cả chúng ta đều cảm thấy biết ơn các tuyển thủ trẻ thân yêu nhờ thành công của họ trên đấu trường châu lục vừa qua. Chính họ đã làm được những điều tưởng như không thể đó trở thành điều có thể. Đó cũng là niềm tin cho một tương lai tốt đẹp của Tổ quốc ta trước thềm năm mới!
Quốc Phong