Bảo tàng hay khu tưởng niệm về những cuộc thảm sát khắp hành tinh là nơi nhiếp ảnh gia Ambroise Tézenas đã dành thời gian ghi lại sau ống kính máy ảnh của mình và đưa vào sách ảnh “I was here: photographs of Dark Tourism”, tạm dịch là “Tôi đã đến đây: Những bức ảnh về điểm đến tăm tối”.

Những điểm đến 'tăm tối' nhất thế giới

CTV Hoài Nam | 10/01/2018, 11:25

Bảo tàng hay khu tưởng niệm về những cuộc thảm sát khắp hành tinh là nơi nhiếp ảnh gia Ambroise Tézenas đã dành thời gian ghi lại sau ống kính máy ảnh của mình và đưa vào sách ảnh “I was here: photographs of Dark Tourism”, tạm dịch là “Tôi đã đến đây: Những bức ảnh về điểm đến tăm tối”.

Bức tường trên ngôi làng Oradour-sur-Glane vẫn hằn lên những vết sẹo thời gian đau đớn - Ảnh: Ambroise Tézenas/National Geographic Travel

Vào tháng 6 năm 1944, quân Đức quốc xã đã hành quân vào ngôi làng Oradour-sur-Glane thanh bình thuộc nước Pháp và kéo 642 dân làng ra giữa quảng trường. Đàn ông sau đó bị dồn vào kho thóc và phụ nữ, trẻ em bị nhốt bên trong nhà thờ trước khi ngọn lửa được đốt lên thiêu cháy tất cả. Những ai không chịu nổi sức nóng hay ngạt khói mà cố chạy thoát đều bị bắn hạ tại chỗ. Những nhà lịch sử học cho rằng, nhóm lính nhắm đến ngôi làng này sau khi nhận được tin tình báo rằng những người dân nơi đây có liên quan đến cuộc nổi dậy. Năm 1946, chính phủ Pháp đã công nhận ngôi làng là công trình tưởng niệm quốc gia.

Không giam đượm buồn ngoài bảo tàng Toul Sleng nơi vốn là nhà tù dưới chế độ Khmer Đỏ..

Tuol Sleng là bức tranh phản ánh sự tàn nhẫn và hung ác của chế độ Khmer Đỏ. Năm 1975, quân Khmer Đỏ nắm quyền kiểm soát Cambodia và đã tạo ra một trong những cuộc tàn sát đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với khoảng 1,7 người bị giết hại. Để tạo ra một xã hội không phân cấp, những con người khốn khổ ấy phải từ bỏ mọi thứ, lao động trong các đồn điền hay đồng ruộng tập trung ở miền thôn quê. Những ai không bị chết dần chết mòn vì bệnh tật cuối cùng cũng sẽ bị đưa vào trại tập trung, bị tra tấn và hành hình như tại nhà tù Toul Sleng. Khoảng 17.000 tù nhân đã từng bị nhốt tại ngôi trường cấp 3 biến đổi thành nhà tù và bị chôn thây ở Cánh đồng chết, ngoại ô thủ đô Phnom Penh.

Trại tập trung Auschwitz nay đã là bảo tàng toát lên một thời chiến tranh đen tối.

Khu trại tập trung Auschwitz được quân Đức lập nên năm 1940 tại ngoại ô của Oświęcim để giam giữ những người Ba Lan trong các trận càn quét. Năm 1942, đây là một trong số những “trại tử thần” của Đức quốc xã nơi tù nhân phải lao động cực nhọc, không có chăm sóc y tế và bị giết một cách vô tội vạ. Bảo tàng mang tên Auschwitz-Birkenau State Museum ngày nay là nơi tưởng niệm và lưu giữ những ý ức kinh hoàng một thời khi có khoảng 1,1 triệu người đã bị giết dưới tay quân phát xít trong đó có tù nhân của trại Auschwitz.

Trại tập trung Auschwitz nay đã là bảo tàng toát lên một thời chiến tranh đen tối.

Năm 1982, quân đội Israel đã xâm chiếm miền nam Li Băng sau nhiều năm căng thẳng chính trị. Để đáp lại, một nhóm quân mới, Hezbollah, đã tiến hành chiến tranh du kích để ngăn chặn sự tấn công. Hàng ngàn người Li Băng và Palestine đã bị giết và hàng trăm ngàn người bị trục xuất hay tha hương suốt 18 năm cay đắng vốn chỉ kết thúc vào năm 2000 khi Israel quyết định rút quân. Điểm đến du lịch mang tên “Tourist Landmark of the Resistance” phản ánh bức tranh đen tối được mở năm 2010 tại Mleeta, khu doanh trại của quân Hezbolla để đánh dấu sự kiện 10 năm Israel rút quân.

Đống đổ nát và những chiếc xe tăng rỉ sét nhanh chóng gây ấn tượng mạnh với bất cứ du khách nào.

Vào 12 tháng 5 năm 2008, trận động đất mạnh 7.9 độ đã làm rung chuyển những dãy núi và các đô thị làng mạc tại tỉnh Tứ Xuyên cướp đi sinh mạng của khoảng 90.000 người trong đó có hơn 5300 trẻ em đồng thời hàng triệu gia đình mất nhà. Công trình tưởng niệm khánh thành năm 2009 dựng lên ngay trước mái trường trung học tại thị trấn Yingxiu, nơi tâm chấn bắt đầu lan tỏa vào lúc 2:28 chiều, thời điểm đó cũng được thể hiện trên mặt đồng hồ lớn bằng đá granite ngay tại khu tưởng niệm.

Nhiều du khách chọn đến Yingxiu để tưởng nhớ những người đã không may qua đời trong trận động đất năm 2008.

Những cuộc tra tấn và hành hình từng rất quen thuộc tại nhà tù Karosta gần Liepaja, Latvia vốn từng được sử dụng bởi Quốc xã và sau đó là quân đội Soviet để giam giữ tù nhân trong suốt thế kỉ 20. Nhà tù quân đội này nay đã được khoác lên chiếc áo mới mang tên “bảo tàng” và nếu là du khách, bạn đừng ngại ngần trải nghiệm cuộc sống tù nhân đằng sau quầy bar hay lưu trú qua đêm.

Nhiều trải nghiệm tại nhà tù Karosta dành cho các du khách can đảm

Vào tháng 4 năm 1986, hàng loại lỗi hệ thống đã dẫn đến một trong những thảm hoạ hạt nhân nặng nề bậc nhất lịch sử mà cái tên Chernobyl hẳn vẫn xuất hiện đâu đó trong những bài báo và tin tức. Nhiều vụ nổ đã tạo ra đám mây hạt nhân và gió làm lan tỏa chất độc sang Ukraine, Belarus và Nga hủy hoại hàng triệu hecta đất đai cùng hơn 100.000 người phải lánh nạn và đó là chưa kể những căn bệnh giáng xuống nhiều gia đình quanh khu vực lân cận. Ngày nay du khách có thể ghé thăm Exclusion Zone, khu vực hạn chế người qua lại hiện đang bỏ hoang. Thị trấn ma Pripyat, Ukraine trong hình được xác định là nguy hiểm cho con người trong ít nhất 24.000 năm tới.

Những gì còn sót lại ở Chernobyl chỉ là những căn nhà và đồ vật vô tri nhuốm màu hạt nhân. .

Trong vòng tháng 4 và tháng 7 năm 1994, những thành viên của bộ tộc Hutu tại Rwanda đã tàn sát khoảng 800.000 người và cưỡng bức 1/4 triệu phụ nữ nhằm mục đích tiêu diệt bộ tộc Tutsi. Kết quả của cuộc thảm sát là 2 triệu người Hutu phải lưu vong ở Tanzania, Burundi và Zaire (thuộc cộng hoà Congo) vì sợ hãi bị trả thù. Khu tưởng niệm Genodice ở Rwanda còn lưu giữ và trưng bày hài cốt của những người xấu số.

Hàng ngàn hài cốt khiến nhiều du khách bị choáng ngợp khi đến thăm khu tưởng niệm Genodice

Ảnh: Nhiếp ảnh gia Ambroise Tézenas

Hình ảnh trong bài viết là một phần những điểm đến có phần tăm tối mà quyểnI Was Here: Photographs of Dark Tourism đang sử dụng.

An Nam (Theo Gulnaz Khan/National Geographic Travel)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điểm đến 'tăm tối' nhất thế giới