Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau.

Những lưu ý khi sử dụng rau khi ăn lẩu để tránh ngộ độc

Một Thế Giới | 25/06/2015, 08:00

Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau.

Lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích với hương vị phong phú và hấp dẫn. Một trong những thành phần không thể thiếu là các loại rau. Tuy nhiên, lựa chọn rau xanh thế nào để đảm bảo sức khỏe không phải bà nội trợ nào tự tin làm tốt.
Tối 22/6 vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã tiếp nhận hai bệnh nhân trong tình trạng sưng 2 má, méo miệng và không nói được. Được biết hai người này đã ăn phải rau được coi là dọc mùng ở một quán lẩu ven đường, ngay sau đó có dấu hiệu bị ngứa và đau dữ dội ở vùng má, lưỡi họng, bị á khẩu. Bác sĩ chẩn đoán rằng hai bệnh nhân có thể bị dị ứng và ngộ độc thức ăn.
Qua trường hợp bị ngộ độc kể trên, chúng ta cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn rau sạch và an toàn khi ăn lẩu để tránh gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý cần thiết dành cho bạn:
Lựa chọn những loại rau lành tính
Khi ăn lẩu, bạn nên lựa chọn những loại rau dễ ăn, thân thiện với sức khỏe và lành tính như rau cải thảo, cải chíp, cải thìa, mướp đắng, rau muống, tía tô… Nhất là đối với những người hay bị dị ứng cần phải cẩn trọng hơn trong việc chọn những loại rau nào để ăn lẩu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hoặc dị ứng như dọc mùng; nấm, giá đỗ, hoa bí…
Sử dụng loại rau có nguồn gốc rõ ràng
Hiện nay, vấn đề an toàn của rau xanh đang ở tình trạng đáng báo động. Rau xanh giờ đây thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm bởi bụi bẩn, chất thải độc hại, nguồn nước nhiễm kim loại nặng… Do vậy, bạn cần mua rau ở những cửa hàng rau sạch, rau có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, nên lựa chọn quán lẩu đáng tin cậy, tránh ăn tại những quán vỉa hè.
Chưa kể có nhiều loại rau dại mọc lẫn hoặc có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày. Nếu bạn không biết phân biệt, nắm rõ nguồn gốc thì nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Cây môn ngứa nếu ăn phải sẽ gây dị ứng, ngộc độc và thậm chí không thể nói được.
Rau phải đảm bảo vệ sinh
Để tránh bị ngộ độc khi ăn lẩu, bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại.
Đặc biệt khi ăn, cần nhúng rau thật chín kỹ, tránh ăn tái, đề phòng có thể bị ngộ độc, các vi khuẩn, độc tố ở trong rau gây hại cho sức khỏe.
Nếu ăn ở bên ngoài, lựa chọn những quán lẩu vệ sinh, uy tín và đáng tin cậy. Tránh chọn quán lẩu vỉa hè, không có địa điểm rửa rau sạch an toàn.
Những thực phẩm kỵ với rau khi ăn lẩu
- Ăn lẩu với các loại hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc… thì không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như ớt, mướp đắng, cà chua... có thể gây ngộ độc chết người.
- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng rất kỵ nhau, tránh dùng chung. Bởi vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Theo SKĐS




Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những lưu ý khi sử dụng rau khi ăn lẩu để tránh ngộ độc