Vãn cảnh đầu xuân, chiêm bái lễ Phật cầu bình an năm mới vốn đã là nét văn hóa tâm linh đẹp và đặc trưng trong truyền thống của người Việt. Bên cạnh những điểm đến tâm linh đã quá quen thuộc, có những quần thể văn hóa tâm linh đẹp ngoạn mục trên núi không nhiều người biết đến.

Những quần thể tâm linh trên núi đẹp nhất miền Bắc

Bài PR theo HĐQC | 24/12/2018, 14:48

Vãn cảnh đầu xuân, chiêm bái lễ Phật cầu bình an năm mới vốn đã là nét văn hóa tâm linh đẹp và đặc trưng trong truyền thống của người Việt. Bên cạnh những điểm đến tâm linh đã quá quen thuộc, có những quần thể văn hóa tâm linh đẹp ngoạn mục trên núi không nhiều người biết đến.

Quần thể danh thắng Chùa Hương

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã từ lâu là chốn tìm về trong những ngày đầu năm mới của hàng triệu người con đất Việt. Mỗi năm, lễ hội chùa Hương, diễn ra từ mồng 6.1 đến hết tháng 3 âm lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách đến lễ Phật cầu an.

Đến với quần thể danh thắng Chùa Hương, du khách sẽ được đi thuyền xuôi dòng theo suối Yến để tới “cõi Phật bồng lai”.

Chiêm ngưỡng 18 đền, chùa, hang, động đẹp ngoạn mục được mô tả “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan”. Hàng năm, việc đi lễ Chùa Hương đã trở thành một thói quen, một tín ngưỡng của người dân Việt, đặc biệt là ở phía Bắc.

Quần thể kiến trúc tâm linh Sun World Fansipan Legend

Tọa lạc trên đỉnh Fansipan cao 3.143m, đây là quần thể văn hóa tâm linh cao nhất Việt Nam. Để đến với quần thể này, du khách sẽ trải nghiệm một hành trình cáp treo kỳ thú, băng qua những cánh rừng đại ngàn xanh ngút mắt, thung lũng Mường Hoa tuyệt đẹp, trước khi hành hương vào cõi Phật cảnh tiên trên đỉnh thiêng.

Bước ra khỏi Ga đến cáp treo, qua sân mây là thấy Vọng Lĩnh Cao Đài sừng sững, bước chân qua những bậc đá dựng đứng là tới Thanh Vân Đắc Lộ - nơi được ví như Cổng trời.

Từ Vọng Lĩnh Cao Đài, du khách sẽ đi qua “cổng trời” Thanh Vân Đắc Lộ để đến với Bích Vân Thiền Tự ở độ cao 2.000 mét.

Rồi theo đường La Hán, nơi đặt 18 bức tượng La Hán cao 2,5 mét, dưới những gốc đỗ quyên già hàng trăm năm tuổi, đẹp như đường tới cõi Phật huyền linh…

…để tới Đại Tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao 21,5 mét, sừng sững, uy nghiêm nơi đỉnh cao vời vợi, hướng ánh nhìn từ bi về phía nhân gian.

Kỳ vĩ nhất trong số các công trình tâm linh ở Fansipan có lẽ là quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Kim Sơn Bảo Thắng Tự được thiết kế theo phong cách “nội công, ngoại quốc” - phía trước là nơi thờ Phật, phía sau thờ Thánh, thường vẫn được gọi là chùa “Tiền Phật, hậu Thánh”. Ở vị trí trung tâm của Kim Sơn Bảo Thắng Tự là Đại Hùng Bảo Điện. Nơi đây quy tụ nhiều pho tượng Phật do các nghệ nhân tạc tượng nổi tiếng của Việt Nam chế tác.

Hàng năm, tại đây có Hội Xuân Mở Cổng Trời Fansipan, diễn ra từ đầu tháng Giêng âm lịch. Thời điểm này, tại quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan diễn ra lễ cầu an, ban tặng bùa trì chú đón nhận phúc đức và trí tuệ viên mãn cùng các hoạt động lễ hội mang đậm màu sắc Tây Bắc.

Non thiêng Yên Tử

Nhắc đến những địa danh tâm linh thì không thể bỏ qua kinh đô Phật Giáo Việt Nam - Quần thể tâm linh Yên Tử, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến khu di tích danh thắng phía Đông Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh). Quần thể kiến trúc nổi tiếng này bao gồm nhiều ngôi chùa, am, tượng và tháp, xen lẫn cảnh thiên nhiên hùng vĩ với đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử với độ cao 1.068m so với mặt nước biển.

Quần thể Yên Tử trải dọc từ chân núi lên đỉnh Yên Tử, khởi nguồn từ Suối Giải Oan, vượt dốc Lò Rèn lên đến Chùa Hoa Yên rồi tới hàng loạt các danh thắng như Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, tượng đá An Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo…

Để tới quần thể danh thắng này, du khách có thể lựa chọn đi cáp treo từ Chùa Giải Oan lên đến Chùa Hoa Yên, và sau đó đi cáp treo lên cổng trời (Chùa Đồng) hoặc đi quãng đường bộ dài 6km được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, vượt qua những tán rừng trúc, rừng thông xanh rợp con đường lên cửa Phật.

Trên đỉnh cao nhất của Yên Tử là Chùa Đồng, nổi lên như một đóa sen khổng lồ giữa trời mây núi non. Kiến trúc, hoa văn và họa tiết của ngôi chùa được trang trí tinh xảo, mang phong cách đặc trưng đời Trần.

Đặc biệt, di tích Yên Tử còn sở hữu bức tượng đồng nguyên khối Phật Hoàng Trần Nhân Tông cao 15m, nặng 138 tấn, nằm trên đỉnh An Kỳ Sinh. Dưới ánh nắng, bức tượng vàng tỏa ánh sáng lấp lánh.

D.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những quần thể tâm linh trên núi đẹp nhất miền Bắc