Một số hình thức hoạt động dành cho trẻ, hoặc cùng với cha mẹ, như xếp hình lego, trò chơi tìm kho báu, giải câu đố, sách tô màu, đọc sách và ca hát, giúp kích thích sự phát triển kỹ năng vận động, trí thông minh, sự linh hoạt của trẻ.
Hiện nay, với sự bùng nổ của những sản phẩm công nghệ thông tin, việc giúp trẻ tránh xa các thiết bị điện tử, di động bằng những hoạt động kể trên, là luôn cần thiết. Bởi vì sóng wifi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Loại sóng này tạo ra bức xạ điện từ, xâm nhập cơ thể người, gây ra các triệu chứng khác nhau, góp phần tạo nên nhiều rối loạn và bệnh tật. Trong đó, trẻ em có xu hướng dễ tổn thương với loại bức xạ này, vì hệ thần kinh và não đang trong giai đoạn phát triển, đồng thời não của trẻ còn mỏng và nhỏ, nên bức xạ dễ xâm nhập sâu hơn trong não. Vậy nên, bạn cần khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi như dưới đây.
Xếp hình lego
Trẻ ở mọi lứa tuổi đều yêu thích hoạt động này. Tuy nhiên, lego không chỉ đơn thuần là vui chơi, còn giúp trẻ phát triển một số kỹ năng hữu ích. Ví dụ, với những khối lego kèm theo chỉ dẫn, giúp trẻ thực hành kỹ năng đọc và thực hiện theo các chỉ dẫn. Một ích lợi khác của xếp hình lego, là bồi dưỡng kỹ năng tính toán, vì trẻ cần một số lượng miếng ghép cụ thể để xây dựng những mô hình.
Ở một mức độ nào đó, môn toán cũng được xem là có phần liên quan đến xếp hình lego. Ngoài ra, lego còn giúp trẻ kích thích sự sáng tạo và khả năng hiểu biết về không gian.
Trò chơi tìm kho báu
Đây thực sự là hoạt động vui nhộn dành cho trẻ và cha mẹ. Trò chơi này mất nhiều thời gian để tạo dựng nhưng kết quả cuối cùng thu được rất xứng đáng. Để thực hiện, bạn chỉ cần mua cho trẻ một vài món đồ để trẻ có thể trốn trong đó. Muốn tìm thấy kho báu, trẻ phải giải quyết một loạt các câu đố và điều bí ẩn.
Đối với trẻ, trò chơi tìm kho báu có tính cấp tiến, giúp khuyến khíchkhả năng tư duy phán đoán và giải quyết các vấn đề của trẻ. Bên cạnh đó, bạn có thể chơi trò săn lùng nếu trẻ nhỏ tuổi hơn, tại nhà hay lúc ở siêu thị, vì nó rất đơn giản.
Ví dụ, bạn hãy nói với trẻ tìm kiếm những vật có hình dạng tròn hoặc có màu tím, và đừng quên cung cấp cho trẻ một ví dụ mẫu về vật mà trẻ cần tìm. Khi nhìn thấy những thứ trẻ đã tìm được, bạn cần để ý liệu trẻ có nhận ra đúng những đồ vật và hình dạng, đồng thời bạn hãy kiểm tra cảm nhận về màu sắc của trẻ.
Giải câu đố
Giải câu đố là một lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ, vì mọi thứ trẻ cần nhớ sẽ làm tăng dần mức độ khó của trò chơi. Một đứa trẻ có thể tự làm bất cứ bộ giải câu đố nào gồm 50-70 mảnh ghép, nhưng với nhiều mảnh ghép hơn, thì cả hai trẻ có thể cùng tham gia. Hơn thế, giải câu đố còn giúp trẻ tăng cường trí nhớ và khuyến khích kỹ năng hợp tác.
Sách tô màu
Những cuốn sách tô màu cũng là hoạt động yêu thích của trẻ, giúp trẻ phát triển tinh thần yêu nghệ thuật, một số kỹ năng vận động có ích khi trẻ đang học viết, vì sách tô màu đòi hỏi độ vững và chính xác của tay. Đặc biệt, sách rất thú vị đối với những trẻ chưa biết đọc. Hơn thế, sách tô màu thực sự đem lại cho trẻ sự nhẹ nhàng và thư giãn sau một hoạt động căng thẳng.
Đọc sách và ca hát
Nên dành riêng một số sách cho trẻ, để bạn có thể cùng đọc sách với trẻ, đồng thời dạy trẻ đọc. Hoạt động này cũng là một kỹ năng cần thiết của trẻ, nên cần bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt, tốt nhất là lúc trẻ lên bốn tuổi. Vấn đề là không phải mọi trẻ đều cảm thấy thích thú khi đọc sách, nhưng với một cuốn sách nhiều màu sắc sinh động, trẻ sẽ thích ngay.
Có thể sử dụng những thẻ đánh dấu trang có hình ảnh vui mắt để khuyến khích thói quen đọc sách của trẻ, cũng có thể dạy trẻ một số bài hát, để bạn và trẻ cùng hát chung. Cách này giúp bạn kiểm tra trí nhớ, khả năng nhận thức âm thanh và từ của trẻ.
Tú Uyên