Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Nỗ lực đáng ghi nhận trong cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam

Lam Thanh 24/06/2024 15:25

Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công và đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Theo Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA), trong 31 chỉ số đánh giá PEFA, Việt Nam đạt 4 điểm A, 8 điểm B và B+, 8 điểm C+, 11 điểm D và D+.

So với các quốc gia trong khu vực tham gia đánh giá theo Khung PEFA 2016, Việt Nam có số điểm A và B+ ở mức cao (11/31 chỉ số), xếp sau Mông Cổ (16/31 chỉ số), Indonesia và Philippines (14/31 chỉ số), đồng thời xếp trước Myanmar, Campuchia, Đông Timor và Lào.

Kết quả đánh giá cho thấy thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực trong cải cách quản lý tài chính công và đạt nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện. Đáng chú ý là phạm vi ngân sách được xác định đầy đủ theo thông lệ quốc tế; kỷ cương kỷ luật tài khóa được tăng cường, nợ công giảm, quản lý ngân quỹ có tiến bộ, khả năng tiếp cận thông tin tài khóa của các tổ chức, người dân được cải thiện; hiệu quả sử dụng ngân sách từng bước được nâng cao…

Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, theo báo cáo, công tác quản lý tài chính công hiện nay cũng còn một số điểm yếu, cần có giải pháp xử lý phù hợp.

Trong đó, phải chú trọng cải thiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm để đảm bảo tính tin cậy và khả năng tiên liệu của dự toán ngân sách; tăng cường minh bạch về tài chính công theo hướng cung cấp các thông tin tài khóa theo chuẩn mực Thống kê tài chính Chính phủ (GFS); báo cáo quản lý rủi ro tài khóa cần được cập nhật hằng năm và sử dụng để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn cũng như dự toán NSNN năm…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, Việt Nam đã thực hiện đánh giá PEFA cấp quốc gia lần đầu vào năm 2011 (theo tiêu chuẩn PEFA 2011) và công bố vào tháng 7.2013.

Từ những khuyến nghị tại báo cáo PEFA năm 2011, trong hơn 10 năm qua, hoạt động cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là về cải cách thể chế, với việc ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản quản lý tài chính công.

1-tai-chinh.jpg
Công bố Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA)

Theo đó, ông Khắng cho hay quy trình quản lý tài chính công ngày càng công khai, minh bạch; cơ sở dữ liệu, thông tin về tài chính - NSNN cũng kịp thời và đầy đủ hơn.

Ông Khắng cho biết, nhằm tiếp tục đánh giá kết quả đạt được, nhận diện rõ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế hiện nay trong quản lý tài chính công, gắn với việc áp dụng tiêu chuẩn đánh giá PEFA mới (PEFA 2016), Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đánh giá PEFA lặp lại từ tháng 11.2020.

Đánh giá về quản lý tài chính công của Việt Nam, bà Alma Kanani - Giám đốc Khối quản trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WB nhận xét, báo cáo PEFA đã cho thấy những tiến độ đáng kể đạt được về thể chế quản lý tài chính công và các hệ thống quản lý tài chính công, qua đó giúp cho Chính phủ Việt Nam đạt được kỷ luật tài chính lành mạnh.

Việc thực hiện ngân sách được kiểm soát chặt chẽ với phần lớn các khoản chi được cam kết và thẩm tra trước khi thanh toán, đồng thời hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền lương và chi ngoài lương cũng rất mạnh mẽ, giúp giảm được nợ đọng chi tiêu và nợ công được quản lý thận trọng với tỉ lệ nợ trên GDP rất thấp.

Đề cập tới tính minh bạch tài khóa, bà Alma Kanani cho rằng Chính phủ Việt Nam đã cải thiện dần trong xây dựng báo cáo tài khóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục cải thiện.

Điểm số OBI (chỉ số công khai ngân sách) đã tăng 6 điểm, bà Alma Kanani đánh giá đây là một kết quả tốt, đạt vị trí là 14/100 vào năm 2021 và đưa Việt Nam xếp hạng 68 trên 120 quốc gia. Cùng với đó, hệ thống thông tin quản lý kho bạc và ngân sách đã tạo ra những dữ liệu tài chính và báo cáo thông tin tài chính có tính chất minh bạch, đáng tin cậy hơn.

Bài liên quan
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
Ngày 11.9, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều 28.9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự họp có các Phó thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗ lực đáng ghi nhận trong cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam