Thấy lục bình sinh sôi nảy nở bít hết nhiều kênh rạch, nhiều nông dân ở miền Tây thản nhiên mua thuốc khai hoang về phun xịt. Lục bình chết, nhưng những kênh rạch này cũng bị đầu độc.

Nông dân vô tư trút thuốc độc xuống kênh rạch, đầu độc hàng loạt dòng sông!

22/04/2016, 11:37

Thấy lục bình sinh sôi nảy nở bít hết nhiều kênh rạch, nhiều nông dân ở miền Tây thản nhiên mua thuốc khai hoang về phun xịt. Lục bình chết, nhưng những kênh rạch này cũng bị đầu độc.

Lục bình thuộc họ bèo Tây, là loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi trên sông rạch. Loài này sinh sôi rất nhanh, và những năm gần đây, nhiều khúc sông, rạch gần như bị tê liệt giao thông thủy vì những đám lục bình này cản trở.

Dùng tay kéo lục bình thảy lên bờ cho chết khô thì sức người có hạn, kéo đẩy chúng tản ra cho trôi theo dòng nước thì cũng cực thân, nên gần đây nhiều nông dân nghĩ ra “sáng kiến”: mua thuốc khai hoang về giết lục bình, vừa nhanh, vừa gọn lẹ!

Anh Nguyễn Văn Hài, ngụ xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ, xác nhận: “Tụi tui biết cách này cũng gần đây, rồi chỉ cho nhau. Cứ đoạn sông rạch nào bị lục bình xâm lấn, mua thuốc khai hoang xịt là xong”. Anh nói, mới tuần trước cũng vừa mua 2 chai thuốc về trộn, hòa với nước, “tàn phá” sạch đám lục bình trong con rạch sau nhà.

Một loại thuốc khai hoang

Chủ 1 tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật ở chợ Cái Răng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, xác nhận, gần đây những loại thuốc khai hoang bán rất chạy. Cụ thể, loại thông dụng nhất là thuốc trừ cỏ 2,4D, giá khoảng 60.000đ/lít.

Người sử dụng thường mua thêm thuốc lưu dẫn Glyphosate, để trộn lại với nhau, vừa diệt lục bình, vừa diệt cỏ mọc 2 bên bờ kênh, rạch. “Cứ lấy khoảng 80cc thuốc trừ cỏ 2,4D, trộn với 100-150cc Glyphosate, đổ nước vào cho đầy bình 16 lít là tha hồ xịt. Chỉ 1 ngày sau khi xịt là lục bình héo lá, 1 tuần sau là chết sạch”, anh Hài khẳng định.

Anh nói, tác dụng của thuốc này rất dữ, tàn phá sạch sẽ lục bình và cỏ dại. Và thường 6 tháng sau, lục bình từ nơi khác theo dòng nước kéo về mới tụ lại phát triển được. Khi đó, lại xịt tiếp!

Anh cũng cho rằng, đây cũng là thuốc có “họ hàng” với thuốc khai hoang mà Mỹ sử dụng thời chiến tranh, nhưng nồng độ nhẹ hơn. Do đó, ngoại trừ cỏ và lục bình ven kênh rạch, thì ốc, cá và nhiều loại động vật khác không bị ảnh hưởng gì sau khi phun xịt!

Nhưng mấy ngày trước, thấy lục bình nảy nở, đặc kín con rạch, ghe xuồng không thể qua lại, nên một vài người dân ở ấp Tân Tây, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, mua thuốc khai hoang về xịt! Pha thuốc xong, họ mang bình ra xịt khắp đám lục bình.

Và chỉ hơn 1 tuần sau, “xác” đống lục bình này bắt đầu đen kịt lại, bốc mùi. Nước trong rạch chuyển sang màu xám xịt, mùi nước vừa pha mùi thối của “xác chết” lục bình, vừa lẫn cả mùi thuốc khai hoang nồng nặc.

Bà Nguyễn Thị Loan, sống ven con rạch, than trời: “Mùa này nắng hạn, tôi đã đau đầu với nước tắm giặt, nấu nướng. Giờ nước trong rạch bốc mùi kinh khủng như vậy, làm sao dám rớ?”.

Còn bà Nguyễn Thị Hoàng, nhà gần đó, hàng ngày thường vẫn múc nước từ con kênh này lên dùng sinh hoạt, nay thấy nước trong con rạch như vậy, nhưng cũng phải bấm bụng múc lên, lóng phèn cho lắng xuống, xài đỡ. “Nước này thúi chắc cỡ hơn 1 tháng cũng chưa sạch. Nhưng họ xịt thuốc khai hoang rồi, vẫn phải bơm nước lên nấu ăn, chứ biết lấy nước ở đâu?”.

Vô tư xịt thuốc không cần khẩu trang, rất nguy hiểm

Và điều này rất nguy hiểm! Theo tiến sĩ Lê Vĩnh Phúc, Phó Bộ môn Khoa học cây trồng (Trường đại học Cần Thơ), khi sử dụng thuốc trừ cỏ, thì lượng thuốc thẩm thấu vào lục bình, cỏ là rất thấp so với lượng thuốc thải ra ngoài môi trường.

“Sử dụng thuốc này để diệt lục bình trên kênh rạch là phản khoa học”, ông nói. Theo ông, khi người dân nào đó vô tình lấy nước có chứa thuốc này lên sử dụng, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. “Có thể gây bệnh gan, thận và ảnh hưởng đến đường hô hấp. Thậm chí, thuốc có thể gây dị tật hoặc dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Do đó, ông khuyến cáo chỉ nên vớt lục bình bằng phương pháp thủ công, còn nếu sử dụng thuốc khai hoang chỉ khi nào trong ao tù, cách xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt.

PGS-TS Nguyễn Hữu Chiếm, Trường Đại học Cần Thơ, lo ngại: “Đúng là có chuyện thuốc trừ cỏ 2,4D được nông dân ĐBSCL dùng để trừ cỏ lúa. Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất độc hại đối với sức khỏe con người. 2,4D có cấu tạo phân tử mạch vòng gần giống với chất độc da cam.

Đáng lo ngại hơn, hiện nay các loại thuốc 2,4D có nguồn gốc không rõ ràng được bán rất nhiều, giá rẻ. Việc phun xịt loại thuốc này xuống sông để diệt lục bình là phản khoa học, có thể không gây tác hại tức thì nhưng về lâu dài thì rất khó lường”.

Nguyễn Hồ

Ảnh: Kinh Cùng vừa được người dân phun thuốc 2,4 D diệt lục bình - Ảnh: Tú Uyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
20 phút trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân vô tư trút thuốc độc xuống kênh rạch, đầu độc hàng loạt dòng sông!