Nhận ra thị trường nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho biết trong thời gian tới, hoạt động đầu tư của họ vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật Bản

tuyetnhung | 16/02/2017, 06:34

Nhận ra thị trường nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho biết trong thời gian tới, hoạt động đầu tư của họ vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Tại buổi kết nối doanh nghiệp Nhật Bản - Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra ngày 15.2, trao đổi với báo chí, ông Hiroshi Chishima - Phó trưởng đại diện JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) tại Việt Nam nhận định các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang phát triển, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là phương thức kinh doanh ở quy mô nhỏ và hộ gia đình.

Do đó, hiện nhiều nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa đổ vốn nhiều vào lĩnh vực này bởinhững khó khăn về mặt chính sách. Ông Hiroshi cho rằngđể thu hút được các nhà đầu tư Nhật, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề về đất đai và đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Ngoài ra, theo ông Hiroshi, ngành nông nghiệp công nghệ cao sẽ có nhiều triển vọng khi được tạo điều kiện thuận lợi hơn về chính sách và gói tín dụng.

"Qua cuộc gặp hôm nay, tôi thấy nhiều doanh nghiệp Nhật gặt hái được kết quả khả quan vì họ thấy Việt Nam là thị trường hấp dẫn. Vì vậy trong thời gian tới, doanh nghiệp Nhật sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác nông nghiệp với Việt Nam theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc cung cấp về máy móc, thiết bị, hạt giống nhằm cải thiện phương thức canh tác nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm", ông Hiroshi cho biết.

Một báo cáo của Công ty Tư vấn đầu tư Seiko Ideas Corp (Nhật Bản) về tác động của TPP đến nền kinh tế Nhật Bản và hợp tác nông nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam từng cho biếtNhật Bản đang nhanh chóng muốn mở rộng các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tại Việt Nam, do sức ép của TPP.

Lý do là, khi tham gia TPP, Nhật Bản sẽ phải mở cửa hầu như hoàn toàn ngành nông nghiệp cho các nước thành viên TPP, thậm chí đối với cả các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhất. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh khốc liệt về giá với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ các nước TPP khác. Trong khi đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản lại khá hạn chế.

Đại diện Công ty Seiko Ideas nhận định trong khi Nhật Bản cần một đối tác chủ chốt để phát triển hợp tác nông nghiệp, thì Việt Nam cũng đang rất cần có đối tác lớn để hợp tác trong lĩnh vực này, vì Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp rất lớn so với các nước thành viên khác của TPP.

"Khi sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ xuất khẩu nông sản vềlại Nhật Bản để hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đáp ứng được điều kiện quy định trong TPP là các sản phẩm xuất khẩu phải có 70% hàm lượng nguyên liệu xuất xứ từ nội khối TPP", công ty này cho biết.

Theo Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), hiện số lượng doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng. Đơn cử như việc Công ty OTA Kaki thực hiện dự án phát triển thị trường hoa chất lượng cao, với hệ thống phân phối hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng...

Cũng tại Lâm Đồng, Công ty Nikko Foods đang thực hiện dự án trị giá 820.000 USD về phát triển cà chua chất lượng cao.

Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản, cà chua do nông dân Việt Nam sản xuất có giá bán tại các chợ là 8.000 - 10.000 đồng/kg và bán tại siêu thị Việt Nam với giá 15.000 - 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cà chua có thể tăng lên 40.000 đồng/kg nếu như được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Khi xuất khẩu trở lại Nhật Bản, giá cà chua bán buôn sẽ lên tới hơn 3 USD (tương đương với hơn 66.000 đồng) một ký.

Đại diện JICA Việt Nam cũng từng nhận định ngành nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển. Chẳng hạn tại Lâm Đồng, nếu như nông dân trồng hoa thay vì trồng cà phê, thu nhập của họ có thể tăng gấp 9 lần.

Hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao đang là lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam tập trung tạo điều kiện thuận lợi phát triển. Minh chứng cho điều này là vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo dành gói tín dụng khoảng 100.000 tỉ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Kỳ vọng từ cơ chế thí điểm nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là cơ chế đúng đắn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật Bản