Ngày 14.2, văn phòng đại diện tại TP.HCM của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) đã công bố kết quả khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm 2016.

Hơn 60% công ty Nhật ở Việt Nam làm ăn có lãi nhưng ngại thuế phí

Phan Diệu | 14/02/2017, 19:49

Ngày 14.2, văn phòng đại diện tại TP.HCM của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) đã công bố kết quả khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm 2016.

Theo đó, ông Takimto Koji - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro tại TP.HCM cho biết qua khảo sát 600 doanh nghiệp doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, có hơn 60% doanh nghiệp họat động có lãi; trên 60% doanh nghiệp có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao so với các quốc gia khác.

Ông Takimto Koji cho rằng Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng. Lý do chính để doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hoạt động kinh doanh là doanh thu tăng (khoảng 88%), tính tăng trưởng, tiềm năng cao (khoảng 46%). Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trong năm 2017 sẽ tập trung vào mảng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

Không những vậy, các doanh nghiệp đánh giá Việt Nam có tình hình chính trị, xã hội ổn định nên đã tạo được môi trường đầu tư có nhiều thuận lợi. Đáng chú ý, hơn một nửa số doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao quy mô thị trường, tính tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ của Việt Nam.

Đặc biệt, những rủi ro mà doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt đang được cải thiện so với năm trước. Tuy nhiên, 60% doanh nghiệp lo ngại về vấn đề chi phí nhân công tăng cao.

Mặt khác, khoảng 50% doanh nghiệp nhìn nhận hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng như thiếu nghiên cứu trước khi xây dựng, nội dung văn bản pháp luật xa rời thực tế, việc giải thích luật giữa các bộ, ngành, địa phương, cán bộ phụ trách không giống nhau.

40% doanh nghiệp lại cho rằng thủ tục hành chính còn phức tạp như thời gian thẩm tra không rõ ràng, mất nhiều thời gian hơn so với thông thường, cán bộ thiếu kiến thức, phải nộp lệ phí không chính thức, quá nhiều tài liệu phải đăng ký; cơ chế thuế, thủ tục thuế là những vấn đề cần phải được nhanh chóng cải thiện.

Bên cạnh đó, tỷ lệ cung ứng nội địa không có sự thay đổi lớn so với năm 2015. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam năm 2016 chiếm 34,2%, chỉ cao hơn Phillipines (31,6%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%), Indonesia (40,5%). Do đó, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối với ngành công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 60% công ty Nhật ở Việt Nam làm ăn có lãi nhưng ngại thuế phí