Theo Newsweek ngày 11.9, một tòa nhà của đoàn ngoại giao Nga tại LHQ ở New York chính là ‘ổ điệp viên’ can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Đó là một tòa nhà xây đúng kiểu Liên Xôcao sừng sững ở vùng Riverdale thuộc khu Bronx của New York. Xung quanh tòa nhà là một hàng rào lớn, một bức tường thép rào kẽm gai.
'Dồn nhiều điệp viên Nga vào một chỗ để họ dễ hoạt động mà không bị Mỹ theo dõi"
Các cựu quan chức FBI giấu tên nói: New York là vị trí lý tưởng để Nga tuyển dụng người chỉ điểm và hoạt động tình báo. Nga có nhiều cơ sở ngoại giao ở thành phố này, bảo vệ được nhiều điệp viên được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hơn bất kỳ nơi nào khác của lãnh thổ Mỹ.
Họ nói: “Càng dồn nhiều nhà ngoại giao Nga vào một chỗ, càng dễ mở rộng hoạt động tình báo mà không bị Mỹ theo dõi”.
Theo Newsweek, suốt hơn 40 năm, các nhà ngoại giao Nga gọi tòa nhà được bảo vệ kỹ ở khu Bronxlà “nhà”, trong khi các nhà phân tích tình báo nói: ở Mỹ, bất kỳ nơi nào có nhà ngoại giao Nga thì ở đó chắc chắn có điệp viên Nga.
Tòa nhà của Ngoại giao đoàn Nga tại LHQ cũng không ngoại lệ. Ví dụ vào những năm 1980, Arkady Shevchenko, một người Liên Xô bỏ chạy qua Mỹ, viết trong cuốn sách Đổ vỡ với Moscow: “Tòa chung cư ở khu Riverdale gắn đầy ăng-ten để nghe lén Mỹ”.
Năm ngoái, các cơ sở ngoại giao của Nga ở Mỹ bị soi kỹ. Sau khi các cơ quan tình báo Mỹ kết luận Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đóng cửa nhiều cơ sở của ngoại giao đoàn Nga với lý do chúng được dùng vào hoạt động tình báo.
Đến thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ trả đũa thêm bằng cách Quốc hội ra quyết định mới trừng phạt Moscow, khiến Nga hứa đuổi hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ về nước.Mỹ lại trả đũa bằng cách đóng cửa lãnh sự quán Nga ở San Francisco, cùng 2 tòa nhà khác ở thủ đô Washington và ở New York.
Nhưng tòa nhà ở khu Bronx vẫn mở cửa, dù các cựu quan chức tình báo Mỹ-Nga nghi Moscow dùng nó vào chiến dịch can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Steve Hall, chỉ huy do thám Nga cho CIA mãi đến năm 2016 mới về hưu, nói ‘chắc chắn ngoại giao đoàn Nga là tác giả hoặc hỗ trợ vụ can thiệp, không chỉ ở New York mà cả ở Washington và những nơi khác”.
Ông nói thêm: những hoạt động phức tạp luôn cần một ‘nhà trú ẩn’, nơi mà người ta có thể sống và liên lạc với Moscow qua một kênh an toàn: “Nếu bạn tấn công mạng, bạn sẽ cần có chỗ đặt phương tiện, máy điện toán thì mới có thể hoạt động”.
Một cựu điệp viên Nga giấu tên vì chuyện ‘nhạy cảm’, nhất trí với Hall. Người này nói: “Nếu ghi âm được một cuộc nói chuyện riêng tư, họ có thể dùng tòa nhà này để chuyển cuộc ghi âm về Moscow, nơi sẽ cho họ biết đối tượng nói láo hoặc đúng là một nhân viên chỉ điểm”.
Ông ta cho biết thêm tính riêng tư của tòa nhà gần trụ sở LHQ ở khu Manhattan khiến nó là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc ra mắt và những cuộc nói chuyện liên quan hoạt động tình báo.
Tòa nhà được coi là 'ổđiệp viên' Nga tại khu Bronx
Hoạt động phản gián chống Nga của FBI
Naveed Jamali là cựu điệp viên hai mang của FBI để chống Nga hồi những năm 2.000, nói: “Những gì người Nga làm ở Mỹ là tuyển và sử dụng kẻ chỉ điểm. Họ tìm người có khả năng ảnh hưởng đến chính sách hoặc có quyền tiếp cận thông tin mật”.
Jamali nói thêm: “Ở đâu có lãnh sự quán Nga, chắc chắn ở đó có chỉ huy tình báo Nga”. Và nếu Mỹ tính chuyện khám xét hoặc đóng cửa tòa nhà của Ngoại giao đoàn Nga ở LHQ, thì tòa này đã có trang bị một lò thiêu để đốt cháy tất cả các tài liệu nhạy cảm.
Jamali nói: “Nếu quí vị thắc mắc tại sao lãnh sự quán Nga ở San Francisco có cột khói đen bay lên gần đây, chính vì hôm sauMỹ tiến hành khám xét tòa nhà đó”.
Các cựu quan chức FBI nói Cục điều tra liên bang biết rõ các cơ sở ngoại giao Nga được sử dụng vào mục đích gì, nên thường theo dõi kỹ từng cơ sở, đặc biệt khi FBI đang điều tra nghi án nhóm tranh cử của ông Trump thông đồng với các quan chức Nga trong năm 2016.
Hoạt động do thám của FBI gồm thuê vài ngôi nhà lân cận, như đã thuê một nhà nghỉ kế cận cơ sở ngoại giao Nga ở Long Island (thuộc New York, bị chính quyền Obama đóng cửa hồi cuối năm ngoái).
Vài ngôi nhà quanh tòa nhà Ngoại giao đoàn Nga ở khu Bronx hiện do nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn thuê, dù không rõ các công ty này có liên quan FBI hay không. Cựu chỉ huy tình báo CIA Hall nói: “Tôi sẽ không bất ngờ, nếu FBI dùng những nhà lân cận để hoạt động phản gián chống Nga. Tôi hoàn toàn kỳ vọng vào hoạt động này”.
'Mèo cưng cũng muốn đào thoát qua Nga"
Đối với ông Richard Zablauskas, người giải cứu con mèo cưng Frizbee (con vật đã chết hơn 10 năm nay), điều đó có nghĩa hàng xóm của ông không chỉ là điệp viên Nga, mà còn là người của FBI.
Ông nói: “Họ không sợ con mèo của tôi. Chắc chắn đấy không là lần đầu tiên Frizbee muốn đào thoát qua Nga. Nhưng hôm ấy, ẻm đã đi được khá xa”...
Hồiđầu những năm 1990, con mèo Frizbee của ông Zablauskas bị kẹt trên một cây trong nhà hàng xómmà người đàn ông Mỹ này nghi là điệp viên Nga.
Zablauskas xin bảo vệ tòa nhà cho ông vào để cứu con mèo cưng, nhưng bị họ từ chối. Khi ông quay lại với một chiếc thang, họ đồng ý cho ông đặt thang áp vào hàng rào, rồi ông leo lên giải thoát Frizbee.
Lúc ôm con vật trong tay, Zablauskas nhìn xuống, trông thấy bên hàng rào là những người mẹ và trẻ con Nga sững sờ nhìn ông.Ông nói: “Bảo vệ biết rõ từng người trong khu phố. Họ nhìn tôi và biết mình đã trông thấy những điệp viên hàng xóm thân thiện”.
Trung Trực (theo Newsweek).