Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nội địa sản theo hướng không tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩn sản xuất lắp ráp trong nước...

Ô tô nội địa có cơ hội giảm giá với đề xuất thuế Tiêu thụ đặc biệt mới

Bảo Hải Quan | 17/08/2017, 07:24

Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nội địa sản theo hướng không tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩn sản xuất lắp ráp trong nước...

Cách đây vài ngày, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Thu nhập cá nhân và Luật thuế Tài nguyên.

Một trong những nội dung được đánh giá là bước đột phá trong dự án Luật lần này là thay đổi giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệtđể khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo điều kiện để ô tô nội địa cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu trước bối cảnh hội nhập.

Phân tích rõ hơn, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuếcho biết: Tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Bộ Công Thương cho rằng, quy định nêu trên chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Điều đó được chứng minh bằng tỷ lệ nội địa hóa đối với xe ô tô 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra.

Do vậy, để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa ô tô nội địa và ô tô nhập khẩu, Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩn sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.

Trên cơ sở đó, trong Dự án Luật, Bộ Tài chính trình Chính phủ 2 phương án. Phương án thứ nhất là giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước như đề xuất của Bộ Công Thương. Phương án 2 là giữ nguyên như hiện hành, tức là giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước).

Tuy đưa ra 2 phương án để trình song Bộ Tài chính cũng nghiêng về phương án 1 nhằm khuyến khích ô tô nội địa thêm cơ hội phát triển, mặc dù phương án này có thể vấp phải nguy cơ vi phạm cam kết WTO.

Giải đáp quan ngại của phóng viên, ông Phạm Đình Thi cho hay: Một trong những nguyên tắc khi tham gia WTO là không được phân biệt đối xử giữa sản xuất trong nước với nhập khẩu. Tuy nhiên, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, một số nước cũng đang thực hiện chính sách này. Hơn nữa, việc tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tăng khả năng nội địa hóa ô tô sẽ giúp tạo thêm công ăn việc làm,... là những hiệu quả tốt.

“Mức độ bị kiện hay không còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất cụ thể của các nước. Để tránh nguy cơ, khi xây dựng Luật này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương cùng với ban soạn thảo đánh giá đầy đủ nội dung trên để đưa ra những quy định thật chặt chẽ”,ông Thi nói.

Tăng thuế xe vừa chở người vừa chở hàng

Cũng liên quan đến ô tô, trong dự án Luật, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệtđối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe pick- up). Theo ông Thi, mục tiêu cần đạt được từ chính sách này là góp phần định hướng tiêu dùng; sửa đổi để phù hợp với mục đích sử dụng của loại xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trả lời phóng viên về cơ sở để điều chỉnh, ông Thi nêu: Theo quy định tại Luật thuếTiêu thụ đặc biệthiện hành thì xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng áp dụng thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệt15% với loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống; 20% với loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3; 25% với loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3.

Trong những năm qua số lượng xe pick-up nhập khẩu và tiêu dùng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2012 lượng xe tiêu thụ 3.291 xe; đến năm 2016 lượng xe tiêu thụ lên tới 28.233 xe, tức là gần 8,6 lần.

Do loại xe này có thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệtthấp hơn so với xe ô tô chở người có cùng số chỗ ngồi (dòng xe SUV thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệtáp dụng đối với loại trên 2.500-3.000 cm3 55%) nên một số người tiêu dùng đã chuyển sang mua xe bán tải thay vì mua xe SUV.

Để góp phần định hướng tiêu dùng loại xe pick-up và phù hợp với mục đích sử dụng loại xe này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá lại mức thuếTiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe pick- up để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và mục đích sử dụng loại xe này.

Đồng thời, ngày 28.4.2017, Bộ Công Thương cũng có đề xuất áp dụng mức thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệtđối với xe vừa chở người vừa chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ người chở xuống như xe ô tô con dưới 9 chỗ.

Qua nghiên cứu rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng: Các nước trong khu vực thường áp dụng thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệtđối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng ở mức thấp hơn mức thuế suất đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ.

Do vậy, để bảo đảm đúng mục đích sử dụng xe, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuếTiêu thụ đặc biệtbằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000-3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%.

Hồng Vân/báo Hải Quan
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô tô nội địa có cơ hội giảm giá với đề xuất thuế Tiêu thụ đặc biệt mới