Giới chức CHDCND Triều Tiên có thể xem động thái loại bỏ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton của Tổng thống Donald Trump là cơ hội tiếp tục hoạt động đàm phán phi hạt nhân hóa sau khi đã mất đi một nhân vật “diều hâu”.

Ông Bolton ra đi, hy vọng khôi phục đàm phán Mỹ - Triều quay lại?

12/09/2019, 08:21

Giới chức CHDCND Triều Tiên có thể xem động thái loại bỏ cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton của Tổng thống Donald Trump là cơ hội tiếp tục hoạt động đàm phán phi hạt nhân hóa sau khi đã mất đi một nhân vật “diều hâu”.

Chính quyền Washington vừa mất đi một nhân vật chủ trương cứng rắn - Ảnh: Newsweek

Cố vấn Bolton trước đây từng đề xuất sử dụng biện pháp quân sự lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng, không ít quan chức Mỹ đổ lỗi chính ông làm cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 kết thúc không thỏa thuận.

Tổng thống Trump thông báo quyết định sa thải cố vấn Bolton chỉ 1 ngày sau khi Triều Tiên tỏ ý sẵn lòng ngồi lại vào bàn đàm phán. Một số nhà phân tích đánh giá diễn biến mới nhất giúp ích cho nỗ lực nối lại đối thoại, nhưng chẳng thể khiến chính quyền Washington tiến gần hơn đến mục tiêu thuyết phục phía Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Theo giáo sư Leif-Eric Easley thuộc đại học Ewha (Hàn Quốc): “Triều Tiên từ lâu đã tỏ ý căm ghét cố vấn Bolton. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở trong nước sẽ ca ngợi chuyện thay đổi nhân sự này như một chiến thắng. Khả năng tái khởi động đàm phán Mỹ - Triều cũng nhờ vậy mà tăng lên”.

Chuyên gia Harry J.Kazianis thuộc Trung tâm Quyền lợi quốc gia (Mỹ) nhận xét nay Tổng thống Trump có thể tùy ý lựa chọn một cố vấn an ninh phản đối chiến tranh thay đổi chế độ, ủng hộ con đường ngoại giao. Đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun chính là ứng viên hàng đầu.

Cố vấn Bolton (ngoài cùng bên trái) tham gia cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 - Ảnh: Reuters

Quốc gia Đông Bắc Á không chỉ nhắm đến một mình cố vấn Bolton. Giới chức lẫn truyền thông Triều Tiên không ít lần chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đề nghị Tổng thống Trump thay thế ông.

Phát biểu về sự ra đi của cố vấn Bolton, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh: “Một số người đặt nghi vấn chính sách đối ngoại liệu có khác đi nếu mất đi ai đó hay không. Theo ý tôi, bất cứ nhà lãnh đạo nào trên thế giới cũng đều không nên giả định rằng vì một trong số quan chức rời bỏ chính quyền Washington mà chính sách của Tổng thống Trump sẽ thay đổi”.

Bất chấp chuyện cố vấn Bolton ra đi, Mỹ vẫn chưa đưa ra dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt yêu cầu phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Theo cựu quan chức Hàn Quốc Kim Hong-kyun: “Cố vấn Bolton có thể không được mọi người yêu thích, tuy nhiên ông là nhân vật phản đối mãnh liệt một thỏa thuận nửa vời và biết rất rõ những chiến thuật thương lượng của Triều Tiên. Bây giờ ông đã bị loại bỏ - đúng vào lúc hai bên đều nói về vấn đề khôi phục đàm phán cấp thấp, chính quyền Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ tìm cách cũng như áp dụng nhiều mánh khóe hòng giành lợi thế cho phía mình”.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
30 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Bolton ra đi, hy vọng khôi phục đàm phán Mỹ - Triều quay lại?